Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh xuất huyết tiêu hóa tăng cao

Khoảng 3 tuần gần đây, số ca nhập viện do xuất huyết tiêu hóa tăng cao khiến nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh kín giường bệnh.

Khoảng 3 tuần gần đây, số ca nhập viện do xuất huyết tiêu hóa tăng cao khiến nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh kín giường bệnh.

Một bệnh nhân cấp cứu, điều trị xuất huyết tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Ảnh: B.Nhàn

Riêng Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai mỗi ngày phải tiếp nhận 5-10 ca xuất huyết tiêu hóa nặng. Có trường hợp phải nội soi cấp cứu, truyền máu, huyết tương tươi và tiểu cầu.

* Ồ ạt vào viện vì xuất huyết dạ dày

Ngày 3-12, anh Nguyễn Ngọc Toàn (tạm trú phường Xuân An, TP.Long Khánh) phải nhập viện cấp cứu vì xuất huyết tiêu hóa. Đây là lần thứ 2 trong vòng 3 tháng qua, anh Toàn phải nhập viện do cùng một căn bệnh. Và lần nào, anh Toàn cũng phải kẹp 3-4 clip (dụng cụ kẹp chỗ viêm loét dạ dày gây chảy máu).

Sau lần nhập viện trước, anh Toàn đã “cai” rượu bia, ăn uống đúng bữa nhưng do stress và mất ngủ nên tình hình sức khỏe không được cải thiện. Hậu quả, 4 giờ sáng 3-12, anh Toàn đi vệ sinh thấy phân đen nên vội vàng gọi xe vào bệnh viện cấp cứu. “Lần trước tôi cũng có dấu hiệu tương tự nên lần này thì tôi biết và gọi xe chở đi cấp cứu ngay. Vào viện, tôi vẫn tỉnh để bác sĩ nội soi dạ dày trong tình trạng máu đang chảy nhiều” - anh Toàn cho hay.

Theo bác sĩ Hồ Chí Chung, Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, hiện tượng phân đen như anh Toàn chính là lượng máu đã mất từ dạ dày, được tiêu hóa phân hủy thành phân và chảy xuống hậu môn. May mắn bệnh nhân Toàn đến bệnh viện sớm nhưng vẫn phải truyền 0,7 lít máu do mất nhiều máu. Ngoài ra, bác sĩ cũng phải nội soi dạ dày tìm chỗ chảy máu để kẹp clip cầm máu.

Cơ thể gầy gò, ông Bùi Văn Bình (ngụ xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc) cũng đang phải truyền máu, nội soi dạ dày để kẹp clip cầm máu. Theo người nhà bệnh nhân, ngay khi ông Bình thấy chóng mặt, gia đình đã gọi xe cấp cứu đưa ông vào bệnh viện. Khi vừa vào Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, ông Bình bắt đầu ói ra máu, đi cầu phân đen. Bác sĩ Chung cho hay, bệnh nhân có tiền sử bệnh xơ gan (đã điều trị) nhưng vẫn tiếp tục uống rượu nên xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Hiện, chức năng gan của bệnh nhân đã giảm, kéo theo các yếu tố đông máu, tiểu cầu cũng giảm. “Bệnh nhân không bỏ rượu chắc chắn sẽ Tu vong vì khi chảy máu dạ dày sẽ không thể cầm máu” - bác sĩ Chung nhấn mạnh.

* Bệnh nhân ngày càng trẻ hóa

Điều đáng chú ý, các ca xuất huyết dạ dày ở người trẻ lại cao hơn, nhiều ca suýt Tu vong. Dù mới 29 tuổi, nhưng mới đây, bệnh nhân N.T.V., (ngụ phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) đã vào viện khi ói ra máu đỏ tươi và phải truyền máu cấp và nội soi dạ dày tìm chỗ chảy máu trên nền xơ gan. Tuy nhiên, bệnh nhân la hét, không hợp tác với bác sĩ để làm nội soi dạ dày, dẫn đến tình trạng chảy máu ngày càng nghiêm trọng khiến bác sĩ phải đưa bệnh nhân lên phòng mổ đặt nội khí quản, nội soi dạ dày và phải kẹp đến 7 clip (người bình thường chỉ kẹp 2 clip). “Đa phần bệnh nhân bị bệnh này đều có “thâm niên” uống rượu hoặc stress, hút Thu*c lá và thức đêm” - bác sĩ Hồ Chí Chung nói.

Hiện nay, Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Đồng Nai luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân nhập viện do xuất huyết tiêu hóa đông, trung bình gần 10 ca bệnh nhập mới/ngày. Các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thường do uống rượu bia quá mức, xơ gan, sử dụng Thu*c giảm đau nhiều. Trong đó, tỷ lệ người trẻ bị xơ gan do uống rượu bia lâu năm, dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa cấp chiếm đến 50%. “Gần Tết, các cuộc hội họp, gặp mặt dày đặc, tạo “cơ hội” để mọi người uống rượu, bia nhiều khiến tình trạng xuất huyết dạ dày cấp, nặng cũng tăng cao, nhất là ở những người bị xơ gan” - bác sĩ Huỳnh Phúc Hưng, Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa 1 Bệnh viện đa khoa Đồng Nai lo lắng.

Theo bác sĩ Hưng, việc điều trị bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa khá phức tạp, tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Có những ca bệnh, thời gian nằm viện kéo dài cả tháng vì bệnh nhân có nhiều tổn thương phức tạp. Điển hình, ngày 17-11, ông Đoàn Văn Hảo (ngụ xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) bị ói ra máu, xuất huyết tiêu hóa, tụt huyết áp trên nền bệnh nền xơ gan khi nhập viện. Quá trình điều trị cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn vì khi điều trị ổn tình trạng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân lại rơi vào hôn mê gan, viêm phổi. Phải mất gần 1 tháng nằm viện, bệnh nhân Hảo mới ổn định xuất viện.

Bác sĩ Hưng khuyến cáo, người dân cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế uống rượu bia. Thực tế, có nhiều ca xuất huyết dạ dày nặng, phức tạp khiến người bệnh Tu vong và con số này không hề nhỏ.

Bích Nhàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo Đồng Nai (http://baodongnai.com.vn/xahoi/201912/benh-xuat-huyet-tieu-hoa-tang-cao-2979616/)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY