Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Bí quyết cải thiện da khô mạn tính

Làn da bình thường, khỏe mạnh sẽ bao phủ một lớp chất dầu tự nhiên giúp da giữ độ ẩm và luôn mềm mại.

suốt cả năm. Vậy, nguyên nhân do đâu và cần phải làm gì?

Tình trạng là biểu hiện của việc hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da bị tổn thương, các chất giữ ẩm dễ dàng bị mất đi, khi đó, da không thể giữ được lượng nước cần thiết. Chỉ khi nào hàng rào lipid trên bề mặt được phục hồi và bổ sung đủ lượng nước cùng độ ẩm còn thiếu thì da mới lấy lại sức sống như trước kia.

Dinh dưỡng hợp lý, dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp da mềm mại và không bị khô, thô ráp.

Tình trạng da khô có thể xuất phát từ bên trong cơ thể. Làn da khô sần, thô ráp thường do cơ thể thiếu chất, trong đó có các loại vitamin như A, E, B2, chất đạm, béo, kẽm, đặc biệt là uống không đủ nước. Tuy nhiên, da khô có thể do các nguyên nhân sau đây.

Thời tiết: Vào mùa đông, khí hậu lạnh và khô hanh, độ ẩm thấp thường làm da bị mất đi lớp dầu bảo vệ khiến cho da bị viêm đỏ và ngứa. Thời tiết nóng quá oi bức cũng sinh mẩn ngứa do rối loạn tiết mồ hôi.

Chế độ làm việc sinh hoạt: Ngồi làm việc suốt ngày trong môi trường điều hòa khiến nhiệt độ da bị khô, mùa đông dùng nhiều lò sưởi, quạt sưởi cũng khiến da khô và viêm ngứa. Ngâm tắm quá nhiều: tắm nước nóng nhiều hay kể cả nước quá lạnh, tắm bể bơi có nhiều chất chlorine, tiếp xúc nhiều xà phòng, bột giặt, dung môi hữu cơ hoặc da bị chà xát nhiều cũng gây nên bệnh da khô.

Yếu tố di truyền: Những người bị viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) có tình trạng da khô dễ mẫn cảm với yếu tố môi trường. Những người bị bệnh da cá (Ichthyosis) da khô có vẩy da gắn chặt và kẻ ô như da cá.

Yếu tố chuyển hóa: Giảm năng tuyến giáp, tình trạng sút cân nhanh.

Tuổi tác: Các tuyến bã nhờn có xu hướng suy giảm theo tuổi tác, da sẽ bị mất nước và thiếu chất bôi trơn khiến da dễ khô, mẩn ngứa.

Có rất nhiều biểu hiện lâm sàng giúp bạn nhận biết da mình đang bị khô:

Có khi ngứa mà không có tổn thương da; da bị viêm đỏ, có sẩn viêm, vết cào gãi, có khi thành đám mảng viêm đỏ; da khô, có ít vảy khô; bàn chân, bàn tay khô, xù xì thô ráp, các nếp hằn da nổi rõ, có khi có các vết nứt sâu, đau, rớm máu. Bệnh nhân ngứa nhiều nhất là về đêm, gây ảnh hưởng giấc ngủ và gây suy nhược cơ thể.

Trên thực tế, qua kiểm tra và xét nghiệm, một dấu hiệu của một tình trạng da các bác sĩ có thể xác định một số bệnh liên quan đến da khô như:

Viêm da dị ứng (eczema): là tình trạng da khô, mẩn đỏ, có vảy, khe nứt da sâu, đã được mô tả tương tự như nứt sứ hoặc dưới lòng sông khô. Da bị ảnh hưởng có thể bị viêm, ngứa và có thể chảy máu.

Bệnh vảy nến: Tình trạng da do sự tích tụ quá nhanh các tế bào thô, khô, các tế bào da ch*t tạo thành lớp vảy dày; đôi khi gây khô đỏ da, vảy bạc. Trong trường hợp nặng, da nứt, chảy máu, có mụn nước chứa đầy mủ.

Chứng dày sừng nang lông da gà giống như mụn trứng cá thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc mông, chúng thường không đau hoặc ngứa. Da thô, u lên, sần và nhám; đôi khi viêm đỏ da.

Bệnh vảy cá: phát triển khi các tế bào da tích lũy dày, vảy khô. Các vảy nhỏ, đa giác hình dạng và có màu từ trắng đến nâu.

Sử dụng kem dưỡng ẩm, làm sáng da chất lượng tốt và sử dụng đều đặn mỗi ngày. Đây là bí quyết giúp da mau chóng trở lại trạng thái ban đầu, mềm mại và không bị khô, thô ráp.

Kem dưỡng ẩm có tác dụng cung cấp và duy trì độ ẩm cần thiết, giữ nước trên bề mặt da, giảm nếp nhăn và làm sáng da. Cần lưu ý, da khô rất yếu và dễ tổn thương, vì vậy, cần tránh các loại mỹ phẩm có mùi hương tổng hợp và chứa Sodium Lauryl Sulfate (SLS). Nên chọn loại chiết xuất từ thiên nhiên như: mật ong lên men, chiết xuất củ đậu...

BS. Khánh Duy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-cai-thien-da-kho-man-tinh-n158695.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY