Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bình Dương bùng dịch do không kiểm soát được nguồn lây

Bình Dương-Trong 42 ổ dịch hiện chưa được kiểm soát, có 20 ổ dịch phát sinh tại chỗ, 10 ổ dịch lây lan thứ phát từ TP HCM và 12 điểm dịch chưa rõ nguồn lây, có dấu hiệu lây nhiễm chéo từ khu cách ly.

Làm việc với Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn chiều 13/7, bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, báo cáo từ ngày 14/6 đến nay tỉnh đã xuất hiện những ca Covid-19 tại nhiều công ty đan xen với các khu nhà trọ đông công nhân lưu trú.

Những ca bệnh này được phát hiện tập trung chủ yếu ở 46 điểm dịch, chuỗi lây nhiễm có nguồn lây từ các ổ dịch tại tp hcm, trong đó có 4 ổ dịch đã được kiểm soát.

Theo ông Chương, Bình Dương đã triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch, nhưng số ca bệnh vẫn gia tăng nhanh do không kiểm soát được nguồn lây từ TP HCM, đồng thời có sự lây nhiễm chéo trong các khu cách ly, khu phong tỏa, từ khu nhà trọ vào trong công ty và ngược lại.

"Nhiều ca bệnh được phát hiện tại cơ sở y tế qua test nhanh gia tăng, có thể khẳng định nguồn bệnh đã có nhiều trong cộng đồng", ông Chương nhận định.

Ngành y tế Bình Dương dự báo ca bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong khoảng 10 ngày tới khi tăng cường lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Trong 10 ngày tới cần đồng bộ các giải pháp của y tế và quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội sẽ bắt kịp được tốc gia tăng của dịch và kiểm soát được tình hình.

Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), chi viện Bình Dương trong những ngày đầu xuất hiện ca Covid-19, bày tỏ sự lo ngại khi trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều người dân không thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16, trong khi tình hình diễn biến dịch trên địa bàn còn phức tạp.

"Số ca phát hiện qua tầm soát bệnh nhân khám tại các cơ sở y tế, số ca phát hiện tại cộng đồng có xu hướng tăng nhanh. Lý do là Bình Dương chưa thực hiện tầm soát xét nghiệm diện rộng tại cộng đồng, còn rất nhiều ca mắc mà chưa được phát hiện ra. Có thể sắp bùng phát dịch trên diện rộng trong một vài tuần tới nếu không có các biện pháp chỉ đạo quyết liệt triển khai", ông Nam nói.

Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, nói dịch đã lây ở cộng đồng, cần phải xét nghiệm nhanh, nhiều hơn.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn (phải) kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bình Dương Ảnh: Anh Văn.

Hiện nay, Bình Dương có khoảng 2.400 giường điều trị Covid, đang điều trị 1.602 bệnh nhân, 72 ca đã khỏi và 2 người Tu vong. Trong đó, 1.540 giường của 8 khu điều trị bệnh nhân Covid-19 được thành lập mới, dự kiến lập khu điều trị tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM khoảng 900 giường.

Sở Y tế Bình Dương chuẩn bị lập khu điều trị 1.700 giường tại Trung tâm Thương mại quốc tế Becamex. Như vậy năng lực điều trị hiện có của tỉnh Bình Dương vào khoảng 4.000 giường.

Tuy nhiên, lãnh đạo ngành y tế Bình Dương nhìn nhận số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, các cơ sở điều trị ít giường (khoảng 300 giường/cơsở), thiếu nhân lực phục vụ, kể cả nhân viên y tế và các nhân viên hậu cần.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho rằng Bình Dương tới đây triển khai xét nghiệm mạnh trong cộng đồng nên số ca mắc Covid19 sẽ tăng lên, cần chuẩn bị số giường nhiều gấp đôi hiện nay phòng tình huống xấu. Ông Khoa khuyến nghị tỉnh chuẩn bị trưng dụng ký túc xá của các trường đại học và cơ sở giáo dục, triển khai khu vực điều trị tích cực (ICU) tại cơ sở 2 của Bệnh viện đa khoa tỉnh 100-150 giường.

Thứ trưởng Thuấn cũng đề nghị tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm giãn cách, đồng thời hỗ trợ người dân trong thời gian giãn cách.

"Một mình ngành y tế là không đủ trong tình trạng khẩn trương, cấp bách như hiện nay, cần huy động công an, quân đội và y tế ngoài công lập, chung tay, góp sức chống dịch, tuyệt đối không để bị động trong mọi tình huống", Thứ trưởng nói.

Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/binh-duong-bung-dich-do-khong-kiem-soat-duoc-nguon-lay-4309111.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Nhận được thông tin cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại Hà Nam, ngay trong những ngày nghỉ lễ kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2015, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ngay lập tức có công văn yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ,
  • Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết...
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY