Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bộ Y tế hướng dẫn bài Thuốc quý trong y học cổ truyền Việt Nam giúp phòng và điều trị bệnh Covid-19

Với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 với số ca mắc mới liên tục tăng tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa ra những bài Thuốc y học cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

điều trị bệnh Covid-19.

Bệnh Covid-19 theo Y học là "Ôn dịch" của học thuyết "Ôn bệnh học" và có tên "Cảm mạo ôn bệnh".

Bệnh Ngoại cảm ôn bệnh là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với những đặc điểm: Khởi phát với phát sốt, bệnh cảnh thiên về nhiệt, diễn biến theo quy luật, bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng. Bệnh thường lây nhiễm nhanh và khi phát bệnh thành dịch thì được gọi là "Ôn dịch".

Nguyên nhân gây bệnh do mùa đông cảm nhiễm phong hàn chưa đủ sức gây bệnh thành phục tà (đông vu thương hàn xuân tất bệnh ôn) khi đến mùa xuân gặp các yếu tố thuận lợi phát thành dịch lệ.

Tà khí theo đường phế vệ hoặc vào miệng, hầu họng vào phế. Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

Vận dụng thế mạnh của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh Covid-19, ảnh minh hoạ.

Điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền

Tùy tình trạng bệnh lý và diễn biến bệnh theo y học cổ truyền chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh y học cổ truyền có pháp điều trị khác nhau và áp dụng tại các bệnh viện có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất.

Giai đoạn khởi phát:

Đây là bệnh ở thời kỳ đầu phong hàn xâm phạm vào bì mao và phế vệ.

Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, mạch phù sác.

Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.

Thuốc uống: Dùng một trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều kiện)

- Liên kiều: 8-12g

- Cát cánh: 6- 12g

- Đạm trúc diệp: 6 - 8g

- Kinh giới tuệ: 4 - 6g

- Đạm đậu xị: 8 - 12g

- Ngưu bàng tử: 8 - 12g

- Kim ngân hoa: 8 - 12g

- Bạc hà: 8-12g

- Cam thảo: 2-4g

- Gia Xuyên tâm liên: 12g

- Thanh cao hoa vàng: 12g

Tất cả các vị trên bào chế thành thang sắc, ngày 1 thang, uống chia đều 3 lần, sau ăn. Công dụng, thanh ôn giải độc, thăng dương ích khí.

Bài 2: Ngân kiều tán gia giảm

- Kim ngân hoa: 12g

- Liên kiều: 8g

- Hoàng liên: 8g

- Cát cánh: 12g

- Bạc hà (tươi): 12g

- Đạm trúc diệp (tươi): 12g

- Cam thảo: 6g

- Ngưu bàng: 2g

- Sinh địa: 16g

- Đan bì: 12g

- Đại thanh diệp: 6g

- Huyền sâm: 6g

- Bản lam căn: 6g

- Gia Xuyên tâm liên: 12 g

- Thanh cao hoa vàng: 12 g

Tất cả các vị trên bào chế thành thang sắc, ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn. Công dụng, thanh ôn giải độc, thăng dương ích khí.

Trường hợp người bệnh có rối loạn tiêu hóa gia: Bạch truật 16g, Hoắc hương 4-6g, nếu có ho gia Mạch môn 12-16g, Tử uyển 6-8g, Trần bì 6-8g, Bán hạ 8-12g.

Bài 3: Sâm tô tán (Hòa tễ cục phương)

- Đảng sâm: 30g

- Tô diệp: 30g

- Cát căn: 30g

- Tiền hồ: 30g

- Bán hạ chế: 30g

- Bạch linh: 30g

- Trần bì: 20g

- Cam thảo: 20g

- Cát cánh: 20g

- Chỉ xác (Sao cám): 20g

- Mộc hương: 20g

Các vị trên tán bột hoặc dùng ở dạng Thuốc thang sắc. Công dụng, khu phong hàn, tuyên khai phế vệ.

Liều dùng, cách sử dụng:

Dạng bột: Mỗi lần uống 8 - 12g bột, bột được pha trong 200ml nước Sinh khương 6g, Đại táo 4g (đun sôi trong thời gian trong khoảng 15-20’ để nguội dần ở nhiệt độ 70-80°C), ngày 3 lần.

Thuốc thang: Liều lượng các vị Thuốc giảm 1/2 so với liều lượng các vị Thuốc ở dạng bột. Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc ấm sau ăn.

Bài 4: Nhân sâm bại độc tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

- Sài hồ: 6-12g

- Phục linh: 6 - 12g

- Đảng sâm: 6-12g

- Tiền hồ: 6-12g

- Cát cánh: 4-12g

- Xuyên khung: 4 - 8g

- Chỉ xác: 4-6g

- Khương hoạt: 4 - 6g

- Độc hoạt: 4-8g

- Cam thảo: 2 - 4g

- Gia Sinh khương 4g, Bạc hà 4g

Thuốc thang sắc, uống 1 ngày thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn. Công dụng ích khí giải biểu, tán phong, trừ thấp.

Bài 5: Hạnh tô tán (Ôn bệnh điều biện)

- Hạnh nhân: 8 - 12g

Bán hạ chế: 6-12g

Bạch linh: 12 - 16g

Chỉ xác: 6 - 8g

- Tô diệp: 6-8g

- Tiền hồ: 8 - 12g

- Cát cánh: 8 - 12g

- Quất bì: 4-8g

- Cam thảo: 4g

- Đại táo: 4g

- Sinh khương: 2g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: Ôn tán phong hàn, tuyên phế hóa đàm. Cách dùng: sắc ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này bệnh có thể biểu hiện bệnh ở khí phận hay dinh phận. Nhiệt tà nhập vào những vị trí khác nhau nên xuất hiện các triệu chứng lâm sàng khác nhau.

Bệnh biểu hiện ở phần khí: Bệnh có thể biểu hiện nhiệt chủ yếu ở phế, có thể kết hợp ở vị và đại trường.

Triệu chứng: sốt, phiền khát, phiền táo, bất an, ho đờm đặc vàng, khó khạc. Khí suyễn, có thể ho ra máu, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô hoặc nhớt, mạch hoạt sác.

Pháp điều trị: Tuyên phế, thanh nhiệt, định suyễn.

Bài Thuốc 1: Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận)

- Ma hoàng: 8 - 12g

- Cam thảo: 2-4g

- Hạnh nhân: 6-12g

- Sinh Thạch cao: 8- 12g

Có thể thay Ma hoàng bằng Tỳ bà diệp 12g, Cát cánh 12g, có thể gia thêm Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) 12g.

Cách bào chế: Thuốc thang sắc, Thạch cao đập vụn, gói trong miếng vải gạc cho vào nồi sắc, đun sôi 30 phút, cho các vị còn lại vào sắc tiếp 45 phút. Công dụng: Tuyên phế, thanh nhiệt, giáng khí, bình suyễn.

Cách dùng: sắc uống ngày 1 đến 2 thang, uống Thuốc lúc ấm chia đều 3 lần trước ăn.

Trường hợp người bệnh có thêm biểu hiện của nhiệt nhập vị sốt cao khát nhiều, tâm phiền mạch hồng đại, rêu lưỡi vàng khô, ... tăng cường thanh nhiệt sinh tân dùng Sinh thạch cao 30-40g, gia thêm Tri mẫu 12g và Ngạnh mễ 16 g.

Trường hợp người bệnh biểu hiện Trường táo tiện bế táo bón gia thêm các vị nhuận táo thông tiện hoặc kết hợp bài Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận).

Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận)

- Đại hoàng: 8 - 16g

- Cam thảo: 4-8g

- Mang tiêu: 8-16g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc, cho Đại hoàng và Cam thảo vào ấm sắc. Lấy Mang tiêu hòa vào nước sắc của hai vị Thuốc trên, uống. Công dụng: Nhuận tràng, tả hỏa

Cách dùng: Sắc uông ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng tả lỵ nhiều lần, hậu môn nóng rát, mạch sác, miệng khát, rêu vàng khô, dùng kết hợp bài Cát căn cầm liên thang.

Bài Cát căn cầm liên thang

- Cát căn: 16g

- Cam thảo: 6g

- Hoàng cầm: 10g

- Hoàng liên: 10g

Có thể gia thêm Xuyên tâm liên: 12 g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp. Cách dùng: sắc uống ngày 1 đến 2 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Bệnh biểu hiện ở phần dinh

Nếu bệnh nặng nhiệt thương dinh âm (Âm hư nội nhiệt) có biểu hiện: sốt cao li bì, tâm phiền khó ngủ, hoặc nói lảm nhảm, miệng khô, khó thở lưỡi đỏ tươi, mạch trầm tế hoạt, tế sác hoặc phù đại.

Pháp điều trị: Thanh dinh thấu nhiệt.

Dùng Thuốc: Bài Thuốc Thanh dinh thang

Thủy ngưu giác (Bột Sừng trâu): 40g

Huyền sâm: 8-16g

Kim ngân hoa: 12-20g

Hoàng liên: 4-8g

Mạch môn đông: 8-16g

Sinh địa: 20 - 40g

Đạm trúc diệp: 4-8g

Liên kiều: 8 - 20g

Đan sâm: 8 - 20 g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: Thanh dinh tiết nhiệt, dưỡng âm hoạt huyết. Cách dùng: sắc ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Trường hợp bệnh nặng nguy kịch: Người bệnh thở khó, cử động thở nhanh hay phải có hỗ trợ thông khí, bán hôn mê, phiền táo, ra mồ hôi chi lạnh, chất lưỡi ám tối, rêu dày dơ hay táo, mạch phù đại vô căn. Chuyển người bệnh đến bệnh viện y học hiện đại hoặc các cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Giai đoạn hồi phục

Sau giai đoạn toàn phát có thể có biểu hiện các triệu chứng khác nhau và có pháp điều trị khác nhau.

Trường hợp biểu hiện các triệu chứng của phế tỳ khí hư: Khí đoản, mệt mỏi, ăn kém, buồn nôn, bụng đầy, đại tiện vô lực, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt bệu, rêu trắng dơ. Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí

Dùng Thuốc: bài Thuốc Bảo nguyên thang

- Cam thảo chích: 40g

- Đảng sâm: 80g

- Sinh khương: 4g

- Hoàng kỳ chích: 12g

- Nhục quế: 2g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: Bổ khí dưỡng phế. Cách dùng: Sắc ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Trường hợp người bệnh có biểu hiện của Khí âm lưỡng hư: Khí đoản, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô khát, bồn chồn, ra mồ hôi, ho khan có ít đờm, lưỡi khô ít tân dịch, mạch tế hoặc vô lực,...

Pháp điều trị: Bổ khí dưỡng phế

Dùng Thuốc: Dùng một trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: Thập toàn đại bổ (Hòa tễ cục phương)

- Đương quy: 12g

- Xuyên khung: 8g

- Bạch thược: 12g

- Thục địa: 12g

- Nhân sâm: 12g

- Bạch truật: 12g

- Phục linh: 12g

- Cam thảo: 4g

- Hoàng kỳ chích: 12g

- Nhục quế: 4g

Có thể bỏ Nhục quế, gia Tri mẫu 12g.

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: Bổ ích khí huyết. Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần.

Bài 2: Sinh mạch tán

- Nhân sâm hoặc Đảng sâm: 12g

- Mạch môn: 12g

- Ngũ vị tử: 8g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân. Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần. Uống ấm sau ăn.

Bài 3: Nhân sâm dưỡng vinh thang

Đẳng sâm: 6g

Hoàng kỳ chích: 10g

Đại táo: 12g

Thục địa: 12g

Bạch truật: 12g

Nhục quế: 4g

Sinh khương: 4g

Đương quy: 12g

Bạch thược: 12g

Bạch linh: 12g

Xuyên khung: 8g

Ngũ vị tử: 8g

Cam thảo: 4g

Viễn trí: 6g

Trần bì: 8g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: Bổ khí huyết, dưỡng vinh. Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần. Uống ấm sau ăn.

Trường hợp bệnh lâu có âm hư kèm tâm quý, huyết áp thấp, dùng một trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Sinh mạch ẩm

- Sinh địa hoàng:15g

- Sơn thù: 8g

- Hoài sơn: 8g

- Phục linh: 8g

- Trạch tả: 6g

- Đơn bì: 10g

- Sa sâm: 10g

- Mạch môn: 10g

- Ngũ vị tử: 8g

Cách bào chế: Thuốc thang sắc. Công dụng: Tư âm phế thận, ích khí liễm hãn. Cách dừng: sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần.

Bài 2: Dưỡng âm thanh phế thang

- Sinh địa: 12 - 20g

- Huyền sâm: 8- 16g

- Xích thược: 8- 12g

- Mạch môn: 8-16g

- Đơn bì: 8- 16g

- Xuyên bối mẫu: 8- 12g

- Bạc hà: 6 - 8g

- Cam thảo: 6 - 8g

Có thể gia thêm vị Thuốc Đẳng sâm.

Cách bào chế: Thuốc thang sắc.Công dụng: Dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc. Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Theo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/bo-y-te-huong-dan-bai-thuoc-quy-trong-y-hoc-co-truyen-viet-nam-giup-phong-va-dieu-tri-benh-covid-19-20200320101641861.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY