Tình yêu và giới tính hôm nay

Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục giải đáp thắc mắc về phòng chống dịch COVID-19

Mới đây, Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa giải đáp cho những một số câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Thông tin trên được đăng tải trên trang Lá chắn Virus Corona.

Trước tình hình diễn biến của bệnh dịch COVID-19 đang trở nên ngày càng phức tạp như hiện nay, khi Việt Nam liếp tiếp phát hiện thêm các trường hợp dương tính mới với COVID-19 chỉ sau khi bệnh nhân bị lây nhiễm thứ 17 được phát hiện (tính đến hết ngày 11/3, đã phát hiện bệnh nhân dương tính thứ 39), Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một số thông tin để của người dân trong công cuộc phòng chống dịch trong giai đoạn này.

Thông tin trên mới đây được đăng tải trên trang Lá chắn Virus Corona.

Theo đó, các thông tin được đưa chỉ ra rằng người dân không nên quá lo lắng trước tình hình dịch bệnh, bởi hiện tại, cứ 5 người nhiễm COVID-19 thì 4 trong số đó có các triệu chứng nhẹ như sốt và ho khan. Hơn nữa, 95% người mắc COVID-19 đã hoặc đang hồi phục.

Cho đến nay, trẻ em và vị thành niên là nhóm đối rượng rất ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19, với các trường hợp thuộc nhóm lứa tuổi này bị lây nhiễm đều chỉ có những triệu chứng nhẹ.

Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân có thể lơ là cảnh giác trước bệnh dịch COVID-19 bởi nó dù gây ra triệu chứng nhẹ nhưng lại có khả năng lây lan nhanh. Trong đó, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi COVID-19 bao gồm: nhân viên y tế, những người trên 60 tuổi và những người có bệnh lý nên như bệnh về tim, phổi, bệnh đái tháo đường hay suy giảm hệ miễn dịch.

Để tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nguy cơ lây nhiễm COVID-19, tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người dân đặc biệt chú ý ở 4 điểm sau:

- Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn để loại bỏ virus có thể đang bám trên tay bạn.

- Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay gập lại che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó bỏ khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác có nắp đậy và rửa sạch tay.

- Tránh chạm tau vào mắt, mũi và miệng vì có thể khiến virus xâm nhập vào cơ thể và làm bạn bị ốm.

- Tránh tiếp xúc với người đang bị sốt và ho. Nếu bạn không khỏe, hãy ở nhà để tránh lây bệnh sang người khác.

Nguồn: Bộ Y Tế, WHO

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/bo-y-te-viet-nam-va-to-chuc-y-te-the-gioi-tiep-tuc-giai-dap-thac-mac-ve-phong-chong-dich-covid-19-20200311211629892.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY