Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm COVID-19

Bộ Y tế vừa có văn bản số 2288/BYT-KG-TC gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố, các bộ ngành và một số bệnh viện tư nhân yêu cầu báo cáo việc mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Người trằn trọc, mất ngủ suốt đêm: Áp dụng giải pháp này để ngủ ngon giấcTin tài trợ

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ ngày 17/4, Bộ Y tế có công văn số 2151/BYT-KH-TC về việc báo cáo mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm. Đến nay, một số địa phương đã gửi báo cáo về Bộ Y tế, tuy nhiên còn nhiều địa phương chưa gửi báo cáo.

Tiếp theo công văn này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa bàn về Bộ Y tế. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả các hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1/3/2018 đến 29/2/2020 (2 năm).

Những ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ án hình sự trục lợi trong chống dịch xảy ra tại CDC Hà Nội và một số đơn vị liên quan. Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an), kết quả điều tra ban đầu đã làm rõ được hành vi sai phạm của bị can Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc CDC Hà Nội và đồng phạm trong việc chỉ định thầu và mua máy xét nghiệm COVID-19.

Sau Hà Nội, một số địa phương khác như Quảng Ninh, Quảng Nam cũng đang có những thông tin về việc 'thổi giá' khi mua sắm hệ thống máy xét nghiệm.

Bé trai 4 tuổi hôn mê sâu vì uống nhầm Thu*c cai nghiện M* t*y

Ngày 25/4, tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết hiện tại sau 7 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhi 4 tuổi ở Mộc Châu bị hôn mê sâu do uống nhầm Thu*c cai nghiện đã tương đối ổn, nhận biết được bố mẹ và biết đòi ăn.

Bộ Y tế cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu giả mạo

Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế đã phát thông tin cảnh báo người tiêu dùng hai sản phẩm đang lưu hành trên thị trường có dấu hiệu giả mạo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thu*c BÁC BẮC và thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-STAR

Những tỉnh, thành nào phải dừng tiêm chủng vắc xin khi đang có dịch COVID-19?

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên trong thời gian dịch COVID-19.

Những người mắc bệnh này cẩn trọng khi đến nơi có nguy cơ lây nhiễm cao COVID-19

Bộ Y tế vừa đưa ra hướng dẫn cách phòng dịch COVID-19 cho người lao động phải đi công tác đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Bộ Y tế chỉ đạo nghiên cứu sâu các ca mắc COVID-19 tái dương tính

Bộ Y tế đang chỉ đạo nghiên cứu sâu các trường hợp bệnh nhân dương tính trở lại sau khi âm tính. Giao cho 2 labo có mức độ an toàn sinh học cấp 3 tiến hành nuôi cấy virus này. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh.

Việt Nam nghiên cứu sử dụng huyết tương người mắc đã khỏi để điều trị COVID-19

Theo các chuyên gia, trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy Thu*c điều trị người bệnh.

Gần 69.000 người đang theo dõi y tế, tiếp tục cách ly tất cả người nhập cảnh

Thông tin cập nhật ngày 24/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 18.184 người đang cách ly tập trung và 50.706 người cách ly tại nhà và theo dõi y tế. Sẽ tiếp tục thực hiện cách ly tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam và người bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ cao...



Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/bo-y-te-yeu-cau-bao-cao-viec-mua-sam-he-thong-may-xet-nghiem-covid19-1648473.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY