Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Bỏng đường hô hấp

Hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng hô hấp: Bỏng hô hấp do nạn nhân hít phải tác nhân gây bỏng như lửa, khí nóng, hơi nước nóng, các sản phẩm hóa học hình thành từ chất cháy gây tổn thương cơ quan hô hấp.

1. Khái niệm

Là một bệnh lý bỏng đặc biệt có tỷ lệ Tu vong cao. Tác nhân gây tổn thương cơ quan hô hấp (respiratory burn) hoặc nạn nhân thở hít các khói khí nóng và các sản phẩm hoá học hình thành từ các chất bị cháy (inhalation injury, smoke injury).

2. Nguyên nhân

Do nạn nhân hít phải tác nhân gây bỏng như lửa, khí nóng, hơi nước nóng, các sản phẩm hóa học hình thành từ chất cháy gây tổn thương cơ quan hô hấp. Cũng có thể gặp bỏng đường hô hấp do các chất lỏng nóng hoặc hóa chất lỏng.

Hoàn cảnh hay gặp bỏng hô hấp là khi bỏng lửa cháy, bỏng do các vụ nổ.

3. Triệu chứng

- Khó nuốt, khó nói, cảm giác khó chịu ở cổ họng, nền lưỡi

- Nói khó do phù nề dây thanh âm, thậm chí mất giọng.

- Ho khan những ngày đầu, những ngày sau ho có đờm đen màu bồhồng, hoặc ho có bọt lẫn các tia máu.

- Lông mũi bị cháy.

- Khám mũi họng thấy: niêm mạc miệng, mũi, hầu họng, thanh quãn xung huyết đỏ. Trên nền các vùng xung huyết có các màng tơ huyết trắng xám. Lưỡi phù nề, phù thanh hầu và dây thanh âm.

- Bỏng sâu có thể thấy đám hoại tử màu trắng bệch trên niêm mạc.

- Tăng tiết đờm dãi ở đường khí đạo.

- Hội chứng suy hô hấp cấp do phù nề thanh môn, phù nề niêm mạc khí phế quản. Khó thở tăng dần, thở nhanh nông, nghe phổi có thể thấy rì rào phế nang giảm, ran rít, ran nổ. Toàn thân tím tái, kích thích vật vã.

- Có thể kèm theo hội chứng sang nổ, hội chứng nhiễm độc CO, CO2, nhiễm độc các sản phẩm trong khói, hóa chất.

4. Chẩn đoán

Ngoài dựa vào các triệu chứng các bác sỹ sẽ làm các xét nghiệm sau:

- Khám mũi họng

- X – quang phổi

- Xét nghiệm máu

5. Phân loại các mức độ bỏng đường hô hấp

Có ba mức độ: nhẹ, vừa, nặng

- Nhẹ: giọng nói bình thường, rối loạn hô hấp nhẹ, không có tím tái, ít bị biến chứng phế viêm hoặc nếu có cũng diễn biến không nặng và khỏi.

- Vừa: giọng nói khàn, rối loạn hô hấp nặng, tím tái, nghe phổi có tiếng thở thô, có rên rít, rên khô. Thường có biến chứng viêm phổi và diễn biến khá nặng. Suy hô hấp và suy tim mức độ I, II, tiên lượng dè dặt.

- Nặng: Giọng nói khàn nặng, khó thở nặng, có thể có hiện tượng tắc thở, tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, ho khàn hoặc có đờm đặc, suy hô hấp và suy tim cấp nặng. Khí phế thũng, xẹp phân thuỳ phổi, hoại tử. Tiên lượng rất nặng, ở giai đoạn tận cùng thường thấy phù phổi cấp.

6. Biến chứng

- Các biến chứng: viêm mủ khí phế quản, viêm phổi thường gặp từ ngày thứ 3 trở đi. Có trường hợp có biến chứng ap xe phổi.

- Tu vong ở bỏng đường hô hấp thường gặp nhiều nhất là trong những ngày đầu sau bỏng. Tu vong do biến chứng viêm phổi thường từ ngày 3-20 sau bỏng. Trong thời kỳ này, bệnh nhân còn Tu vong do biến chứng nhiễm khuẩn toàn thân (thường do trực khuẩn gram âm mà trực khuẩn mủ xanh là hàng đầu). Tiên lượng bỏng đường hô hấp còn phụ thuộc vào diện tích bỏng của cơ thể.

- Tỷ lệ Tu vong trong 24-48 giờ sau bỏng đường hô hấp và tổn thương do thở hít khói khí có thể cao tới 50% hoặc hơn tuỷ theo mức độ tổn thương nặng của cơ quan hô hấp

7. Điều trị

- Bỏng đường hô hấp đơn thuần rất hiếm khi xảy ra, nếu đơn thuần chỉ có thể là tổn thương do hít phải khí, khói độc. Trên lâm sàng, hay gặp bỏng da kết hợp với bỏng đường hô hấp. Đây là một thể bỏng rất nặng và hay gặp, nhất là trong thời kỳ hiện đại hoá và công nghiệp hoá của đất nước hiện nay. Kết quả đìêu trị bỏng đường hô hấp còn rất hạn chế, tỷ lệ Tu vong rất cao (tới 50%) tuỳ mức độ. Các bước tiến hành cụ thể là.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, khẩn trương loại bỏ tác nhân, đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, vận chuyển tới cơ sở điều trị gần nhất.

Tại cơ sở điều trị:

- Lấy bỏ hết dị vật, dịch tiết (nếu có) ở mũi miệng, đường thở

- Cho thở oxy 100%.

- Nằm tư thế Fowler

- Cho Thu*c an thần, trấn tĩnh, giảm đau (loại không ức chế hô hấp)

- Rạch hoại tử bỏng sâu, nguy cơ gây chèn ép vùng cổ, ngực

- Truyền dịch: Đảm bảo số lượng nước tiểu tối thiểu là 30-50ml/h ở người lớn và 0,5-1ml/kg/h ở trẻ em dưới 30 kg.

- Trợ tim: Nên sử dụng dobutamin

- Khí dung

- Nên đặt ống nội khí quản và mở khí quản sớm khi có dấu hiệu khó thở. Thông khí nhân tạo là một biện pháp bắt buộc trong bỏng hô hấp.

- Hút qua ống nội khí quản và canuyn nội khí quản được tiến hành thường xuyên, có vai trò quan trọng trong việc lấy bỏ dịch tiết, các mảnh niêm mạc nhỏ bong ra trên đường hô hấp.

- Nội soi khí phế quản bằng ống mềm là biện pháp xác định chẩn đoán và điều trị tốt nhất, qua nội soi bơm rửa, hút, lấy bỏ các mảnh niêm mạc lớn hoặc các mảnh hoại tử đã bong ra, tránh gây xẹp hoặc apxe phổi.

- Kết hợp vật lý trị liệu rất quan trọng: Tập thở hàng ngày, vỗ rung, tập vận động sớm.

- Kiểm soát nhiễm khuẩn hô hấp, tránh nhiễm khuẩn bệnh viện bằng dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Các thao tác can thiệp trên đường thở bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối

8. Địa chỉ khám chữa bệnh

Khoa hô hấp Bệnh Viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai,Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại (04).38693731, Fax: (04).38691800.

Website : www.bachmai.gov.vn.

Bệnh viện phổi Trung Ương:

Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại (04).38326249.

Bệnh viện Thống Nhất:

Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt – Quận Tân Bình – TPHCM

Điện thoại: (08).38640339

Bệnh viện Chợ Rẫy.

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. HCM.

Điện thoại: (08) 3855 4137 - 3855 413.

*Các bệnh viện đa khoa: Khoa Hô Hấp

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c20484976801b765c3802b8)

Tin cùng nội dung

  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì nếu quá nhiều đạm sẽ dẫn tới thiếu canxi. Lượng thực phẩm nên từ 120-150g thịt/cá/trứng... và 50g đậu/đỗ, vừng, lạc.
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY