Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bụp giấm, trị bệnh về tim và thần kinh

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng

Bụp giấm - Hibiscus sabdariffa L., thuộc họ Bông - Malvaceae.

Mô tả

Cây sống một năm, cao 1,5 - 2m, phân nhánh gần gốc, bóng, màu tím nhạt... Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đon độc, mọc ở nách, gần như không cuống. Tiểu dài 8 - 12, hình sợi, phần dưới hợp, có lông nhỏ. Đài hợp, có lông nhỏ, phiến nhọn đều, nửa dưới màu tím nhạt. Tràng màu vàng, hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang, hình trứng, có lông thô, mang đài màu đỏ sáng tồn tại, bao quanh quả. Ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.

Bộ phận dùng

Lá, hạt, đài hoa - Folium, Semen et Calyx Hibisci.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Tây Phi, được trồng để lấy đọt, và đài hoa dùng làm rau chua. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu; sau khi ngâm nước, lại trở lại trạng thái tưoi.

Thành phần hoá học

Các lá đài giàu về acid và protein; các acid chính tan trong nước là : acid citric, acid malic, acid tartric và acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và chlorid hibiscin, chất sau này có tính kháng sinh. Hoa chứa một chất màu vàng là flavonol glucosid hibiscitrin; hibiscetin; gossypitrin và sabdartrin. Quả khô chứa oxalat Ca, gossypetin, anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut...

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, dùng chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xi rô, hoặc đem phơi khô và nấu lên lấy nước uống. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa và quả dùng trị bệnh scorbut. Đài hoa mọng nước sắc lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hoá và trị các bệnh về mật; cũng dùng trị bệnh về tim và thần kinh, huyết áp cao và xơ cứng động mạch.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bup-giam-tri-benh-ve-tim-va-than-kinh/)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY