Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ca bệnh COVID-19 mới nhất tại Đà Nẵng đã đi những đâu?

(MangYTe)- Đà Nẵng thông tin về lịch trình di chuyển, tiếp xúc của ca bệnh COVID-19 được công bố trong ngày 27-8.

Tối 27-8, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với một bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố cùng ngày, cụ thể:

Bệnh nhân 1036 tên H.K.N, nam, sinh năm 1958. Bệnh nhân sống cùng vợ tại K466 Tôn Đản, phường Hòa An (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Nghề nghiệp: Nhân viên tại Công ty cổ phần Kỹ thuật Biển S.Tech, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.

Từ ngày 10-8 đến 15-8 (không nhớ rõ ngày), bệnh nhân đến làm việc tại Công ty cổ phần Kỹ thuật Biển S.Tech.

Tại đây, bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân 1025, 1027, 1029 và anh T. cùng tổ mộc (cư trú tại K43 Lê Hữu Trác, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà).

Ngày 16-8, tại đường Nguyễn Quyền (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ), bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Từ ngày 17-8 đến 20-8, bệnh nhân tếp tục đến làm việc tại Công ty cổ phần Kỹ thuật Biển S.Tech. Tại đây, bệnh nhân tiếp xúc với anh T. cùng tổ mộc và những người khác tại công ty (không nhớ rõ tên).

Tối ngày 22-8, con gái H.T.K.C cùng con rể H. và cháu gái B.T (ngụ tổ 90, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) đến nhà chơi, tiếp xúc với bệnh nhân và ở lại đến tối ngày 23-8 thì trở về lại nơi cư trú.

Khoảng 6 giờ 30 ngày 23-8, ở trước sân nhà, bệnh nhân uống cà phê cùng với anh B., anh H. và anh H. (là ba người ở xung quanh nơi cư trú).

Ngày 24-8:

- Buổi sáng, bệnh nhân đến làm việc tại tại Công ty cổ phần Kỹ thuật Biển S.Tech. Tại đây, bệnh nhân tiếp xúc với anh M. (ngụ đường Yên Khê 2, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) và anh C. (ngụ tổ 70 phường Thanh Khê Đông).

- Khoảng 18 giờ, bệnh nhân đến nhà mẹ vợ tại phường Xuân Hà, quận Thanh Khê. Tại đây, bệnh nhân tiếp xúc với:

+ Mẹ vợ T.T.K.

+ Gia đình chị H. gồm bốn người, ngụ đường Ngọc Hân, quận Sơn Trà.

+ Anh L.C.C và hai người con anh C. là L.A.K và L.A.Q, ngụ tổ 39 phường Xuân Hà, quận Thanh Khê.

+ Chị D., anh D., cháu K.H.

Chiều 25-8, sau khi các bệnh nhân 1025, 1027 và 1029 có kết quả xét nghiệm dịch hầu họng dương tính với virus SARS-CoV-2, bệnh nhân được chuyển đến cách ly tại Khu nhà ở công nhân thuộc Khu công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ. Tại đây, bệnh nhân được cách ly ở một phòng riêng.

Ngày 26-8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2), có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang.

Đà Nẵng: Thêm 1 ca COVID-19 liên quan gia đình bệnh nhân 1017

(PLO)- Trong ngày 27-8, Đà Nẵng phát hiện thêm một ca COVID-19 liên quan gia đình bệnh nhân 1017.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/dich-covid-19/ca-benh-covid19-moi-nhat-tai-da-nang-da-di-nhung-dau-934808.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY