Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Các bác, dì bên mẹ tôi đều bị tiểu đường, vậy tôi có nguy cơ bị bệnh?

(Mangyte) - Dấu hiệu nhận biết và phòng tránh? Vì sao có người chích insulin, có người không?… là băn khoăn về bệnh tiểu đường của bạn đọc Mangyte trong tuần qua.

Thưa bác sĩ Tuyết Hoa,

Em hay nghe nói đến là căn bệnh đang tăng nhanh trong xã hội phát triển nhưng em hiểu rất lơ mơ về căn bệnh này. Nhờ bác sĩ giúp em hiểu thế nào là bệnh . Vì sao người ta coi là bệnh không có Thu*c chữa, "vướng vào coi như bị cả đời", thưa BS?

Sự khác nhau giữa typ 1 và 2 như thế nào ạ? Thể nào nguy hiểm hơn, thưa BS? Vì sao có người phải chích insulin có người không chích? Em cảm ơn BS nhiều.

Hồng Hà - Q. Bình Thạnh, TPHCM

- halethi2010...@sacombank.vn

Hồng Hà thân mến,

Bệnh ĐTĐ là bệnh mạn tính, xuất phát từ việc tế bào beta của tụy tạng không còn tiết hoặc tiết không đủ insulin kèm theo các mô ngoại biên tăng đề kháng với insulin. Chính vì bản chất như vậy nên bệnh không thể điều trị tiệt căn được, mà phải dùng Thu*c suốt đời.

Nhu cầu phải chích insulin vì vậy phải tùy từng người tùy cơ chế bệnh. Nhân loại đã rất may mắn khi hiện đã có insulin tái tổ hợp cũng như 5-6 loại Thu*c uống khác giúp hạ đường huyết.

ĐTĐ típ 1 thường xảy ra ở người trẻ < 30 tuổi, bệnh nhân lúc khởi bệnh rất khát nước, tiểu nhiều và sụt cân nhanh. Cơ thể thiếu hụt insulin trầm trọng.

ĐTĐ típ 2 thường xảy ra ở người > 40 tuổi, Bệnh nhân lúc khởi bệnh rất đa dạng, có thể đi từ không có triệu chứng đến triệu chứng nhẹ (mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều sụt cân hoặc đến bệnh viện vì những biến chứng cấp lẫn mạn tính của chính bệnh ĐTĐ).

Dạng nào cũng đều gây biến chứng cả, tùy theo thể tạng và sự gìn giữ/tuân thủ điều trị của người bệnh. Nhưng nói chung ĐTĐ típ 1 nặng nề hơn em ạ.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Xin chào BS,

Hôm nay tôi làm phiền BS, nhờ BS giúp tôi giải đáp 1 số thắc mắc trong lòng.

Thưa chị, làm sao để phát hiện triệu chứng tiểu đường? Bố hoặc mẹ bệnh thì con cái có bệnh là bao nhiêu %?

Gia đình tôi các dì, bác bên mẹ đều bệnh, vậy tôi có bao nhiêu % nguy cơ ?

Tôi nên phòng bệnh bằng cách nào? Xin thành thật cảm ơn chị.

Mai Hiền - Sky Garden 2, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TPHCM

- johnnguyenhien...@gmail.com

Mến chào chị,

Theo chị thì gia đình mình có yếu tố di truyền. Bố mẹ mắc bệnh thì con cái có bệnh khá cao so với người không có người thân trực hệ mắc ĐTĐ. Ngoài ra, trên cơ địa có sẵn yếu tố di truyền này còn sự góp phần của yếu tố môi trường, lối sống cách ăn uống nữa.

Nguy cơ bệnh tăng theo số lượng các yếu tố mà người này có sẵn, ví dụ có thêm béo phì, sanh con nặng ký (>4 kg), trên 45 tuổi, tăng huyết áp... thì khả năng mắc bệnh càng cao.

Dự phòng chính yếu vẫn là ăn uống hợp lý và tránh lối sống tĩnh tại, chị à.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Chào BS Tuyết Hoa,

Tôi nay đã được 30 năm rồi. Cứ đến tối là 2 bàn chân rất khó chịu, có cảm giác ở dưới 2 lòng bàn chân hơi trơn khi mang dép lâu. Vậy xin hỏi bác sĩ làm sao cho đôi chân tôi đỡ khó chịu. Mong bác sĩ trả lời cho tôi biết tôi phải làm gì. Tôi thành thật cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Phùng - nguyenphung…@yahoo.com

Chào bạn,

Bạn đã có biến chứng thần kinh ngoại biên của ĐTĐ. Biến chứng không thể trị khỏi nhưng một số Thu*c có thể giảm nhẹ triệu chứng khó chịu. Điều tiên quyết là bạn phải giữ đường huyết ổn định để làm chậm tiến triển của các biến chứng mạn tính này.

Bạn cần giữ gìn sạch sẽ đôi chân, không đi chân không, đi dép giày phù hợp mềm và êm, không nên ngâm chân vào bất kỳ dung dịch nào. Bạn cũng chú ý khi cắt móng chân nên cắt ngang, không cắt khóe vì dễ phạm vào khóe chân dẫn đến nhiễm trùng.

Thân mến!

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Thưa BS Tuyết Hoa,

Mẹ tôi mắc bệnh đã gần 6 năm. Năm ngoái lại mổ thoát vị đĩa đệm. Bệnh yêu cầu năng thể dục nhưng do cột sống yếu, phải nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động nên hiện giờ mẹ tôi đang bị tăng cân. Mức đường huyết cũng bị dao động. Mong bác sĩ đưa ra lời khuyên cho mẹ tôi về chế độ ăn uống, nhằm hãm cân nặng để điều trị cho cả 2 bệnh. Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Việt Ngân - Thuận An, Bình Dương

Chị thân mến,

Mẹ chị có thể tập thể dục trên giường. Những bài tập nào phù hợp cho cột sống thì chị hãy tham vấn thêm với BS chỉnh hình và chuyên gia về vật lý trị liệu.

Một số Thu*c hạ đường huyết cũng sẽ được chọn lựa ưu tiên để tránh tăng cân cho bà.

Ăn uống thế nào là hợp lý theo cân nặng và sinh hoạt thì chị xem thêm trong những lần BS trả lời trước đây như:

Cách chế ngự cơn thèm ăn của người bệnh tiểu đường?

Người nên ăn đồ ngọt như thế nào?

Nếu còn băn khoăn điều gì, chị đừng ngần ngại đặt câu hỏi với chuyên mục Khám bệnh online của AloBacsi nhé.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cac-bac-di-ben-me-toi-deu-bi-tieu-duong-vay-toi-co-nguy-co-bi-benh-n11516.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY