Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Các bệnh lý về tim mạch hay gặp ở phụ nữ mang thai

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có tới khoảng nửa triệu sản phụ Tu vong do hậu quả của các biến chứng có liên quan đến thai nghén...

Tại Việt Nam, bệnh tim hay gặp ở phụ nữ có thai vẫn liên quan nhiều đến bệnh van tim do di chứng thấp tim, một số khác do tim bẩm sinh chưa được phát hiện và điều trị. Những sản phụ này có thể sẽ gặp nhiều nguy cơ trong quá trình thai nghén.

Sản phụ N.T.Đ (33 tuổi, quê Tiền Giang) con đầu lòng. Khám thai ở tuần thứ 33 thai kỳ, huyết áp một bên của sản phụ không đo được. Các bác sĩ sản nghi sản phụ bị bệnh lý động mạch chủ (ĐMC) cấp tính nên đã chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Bệnh viện đã quyết định mổ lấy thai ra trước rồi sau đó tiến hành phẫu thuật ĐMC cho người mẹ. Ca mổ lấy thai cho sản phụ Đ. được thực hiện ngay tại phòng mổ tim mạch với sự sẵn sàng của ê-kíp các chuyên gia, bác sĩ tim mạch để can thiệp phẫu thuật ngay lập tức trong trường hợp bệnh nhân bị vỡ mạch máu trong lúc lấy em bé.

Các bác sĩ đã đón em bé gái (nặng 1,8kg) chào đời thành công, khỏe mạnh. Người mẹ không phải can thiệp trong ca mổ lấy thai. Sản phụ được cầm máu sau sinh, chăm sóc ổn định sức khỏe trong 2 ngày, sau đó tiếp tục được phẫu thuật tim mạch.

Sản phụ đã được các bác sĩ thực hiện một ca mổ lớn, phải cho ngưng tim, hạ thân nhiệt để bảo vệ não, tuần hoàn ngoài cơ thể. Hai cuộc mổ được thực hiện cùng lúc để thay van và gốc ĐMC cho bệnh nhân; đồng thời, thay quai ĐMC, đặt stent graft ĐMC xuống dài 20cm. Sau 8 giờ thực hiện, ca phẫu thuật thành công.

Khi mang thai, cần khám định kỳ để an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm lý, giải phẫu, S*nh l*, huyết học, tuần hoàn... Với những người khỏe mạnh, hệ thống tim mạch thích ứng được những thay đổi đó, nhưng với những sản phụ có bệnh tim mạch thì thai nghén trở thành gánh nặng và làm cho các bệnh lý tim mạch trở nên nặng hơn, dễ xảy ra tai biến và biến chứng cho mẹ và thai nhi. Vì thế, việc theo dõi, điều trị, tiên lượng và quyết định các can thiệp đối với bệnh nhân tim mạch đang rất quan trọng.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có thai cũng tương tự như người không có thai. Nguy cơ nhồi máu sẽ tăng lên ở trường hợp đa thai, người hút Thu*c lá, bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp và tăng mỡ máu. Nhồi máu cơ tim hay gặp nhất trong 3 tháng cuối của quá trình và Tu vong mẹ khoảng 20%. Về điều trị cũng tương tự với người không có thai.

Rối loạn nhịp tim và thai nghén: Ngoại tâm thu nhĩ và thất rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nhiều sản phụ có cảm giác tim đập mạnh trong lồng ngực và thấy có khoảng hẫng nhịp sau nhịp ngoại tâm thu. Rối loạn nhịp nhanh cũng phổ biến trong thai kỳ. Khoảng 20% trường hợp phụ nữ có cơn nhịp nhanh trên thất từ trước sẽ tái phát trong thời kỳ có thai. Vì thế, các sản phụ cần được theo dõi về trong suốt quá trình mang thai.

Hẹp van hai lá: Bệnh hẹp van hai lá là bệnh tim rất đáng quan tâm ở phụ nữ có thai vì khởi đầu người bệnh thường không có triệu chứng nhưng khi có thể diễn biến xấu đi do nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim hoặc do nhu cầu cung cấp máu tăng dẫn đến các biến chứng thường gặp là phù phổi cấp, nếu không được điều trị dễ dẫn đến Tu vong. Vì thế, sản phụ có bệnh hẹp van hai lá nặng cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và thường điều trị nong van hoặc phẫu thuật sửa/thay van hai lá trước khi mang thai.

Hở van hai lá: Nguyên nhân thường do di chứng thấp tim hoặc sa van hai lá. Sản phụ thường dung nạp tốt nên đôi khi quá trình vẫn diễn ra bình thường (thường gặp ở sản phụ chức năng tim còn bù trừ tốt), tuy nhiên, ở những sản phụ có hở van hai lá nặng kèm theo chức năng tim đã suy giảm thì quá trình thai nghén dễ có các biến chứng khi sinh nở.

Hẹp van ĐMC: Nguyên nhân thường gặp là bẩm sinh hoặc do di chứng của thấp tim. Nếu hẹp van ĐMC nặng hoặc đã có triệu chứng như khó thở, đau ngực thì cần khuyên người bệnh không nên có thai cho tới khi được phẫu thuật. Nếu đã và xuất hiện các triệu chứng sớm thì nên cân nhắc đình chỉ thai nghén.

Hở van ĐMC: Sản phụ thường dung nạp tốt khi chức năng tim còn trong giới hạn bình thường. Cần lưu ý một số Thu*c trong quá trình thai nghén như Thu*c “ức chế men chuyển” (loại Thu*c hay dùng điều trị trong hở van ĐMC) có nguy cơ dị tật với thai nhi nên cần thay thế bằng nhóm Thu*c khác.

Van cơ học và thai nghén: Những sản phụ có mang van tim nhân tạo (được thay van nhân tạo cơ học trước khi mang thai) cần dùng Thu*c chống đông suốt đời và phải tiếp tục trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các Thu*c chống đông như wafarin (Sintrom) và các dẫn xuất khác có thể dẫn đến bệnh lý thai nhi trong thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, đồng thời làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu và xuất huyết nội sọ thai. Vì thế, với người bệnh mang van tim cơ học, việc sẽ dẫn đến nguy cơ lớn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu vẫn tiếp tục thì trước khi sinh cần phải dừng wafarin và thay bằng Thu*c chống đông khác là heparin trong 10 ngày trước khi sinh. Trong khi sinh thì dừng dùng heparin và dùng lại wafarin từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh.

Các bệnh tim ít gặp khác trong quá trình thai nghén như: Tăng áp lực động mạch phổi, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, bệnh cơ tim chu sản (một loại bệnh lý đặc biệt có liên quan quá trình thai sản)... Đối với những sản phụ nói chung, đặc biệt, các sản phụ có bệnh tim nói riêng cần được theo dõi và quản lý thai nghén định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Các sản phụ có bệnh lý kèm theo, cần được thăm khám và kết hợp điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhằm giảm các nguy cơ biến chứng và tai biến trong thai kỳ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

Bệnh tim có nhiều loại, thể nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi, đe dọa trực tiếp đến tính mạng như các bệnh hẹp, hở van hai lá, suy tim... Chính vì vậy, những phụ nữ mắc bệnh tim cần có sự lựa chọn cẩn thận khi quyết định mang thai. Nếu đã có thai, cần đi khám xem có thể chịu đựng được quá trình và sinh nở hay không để quyết định giữ thai hay bỏ thai.

Trong quá trình mang thai, phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt, tâm trạng luôn luôn thoải mái; nếu có những biến đổi khác thường, phải đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

BS. Ngô Hồng Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cac-benh-ly-ve-tim-mach-hay-gap-o-phu-nu-mang-thai-n161580.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY