Kế hoạch 5 điểm nêu trên đang được đại diện của hơn một nửa số quốc gia trên thế giới ủng hộ. đại diện từ các nước đang phát triển đã “bắn phát súng mở màn” về nội dung các cuộc đàm phán trước thềm hội nghị thượng đỉnh của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (cop26) diễn ra tại glasgow vào tháng 11 tới.
Cần phải bảo vệ những quốc gia dễ bị biến đổi khí hậu tấn công như Việt Nam, Philippines... |
Bản báo cáo trên được đưa ra nhằm đáp lại việc cuộc họp của các bộ trưởng tài chính các nước g7 vào tháng trước và bộ trưởng tài chính các nước g20 kết thúc ngày 11/7/2021 mà không đạt được các tiến bộ cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Các cuộc hội đàm tại COP26 sẽ giải quyết các vấn đề chính liên quan đến Thỏa thuận Paris như cam kết hỗ trợ tài chính từ các quốc gia gây ô nhiễm giàu có hơn cho những quốc gia nghèo hơn, dễ bị tổn thương hơn, cũng như cắt giảm lượng khí thải và đặt ra các mục tiêu không phát thải mới.
Nhiều quốc gia đang phát triển muốn cắt giảm lượng khí thải của chính họ, mặc dù các quốc gia này chỉ chịu một phần nhỏ trách nhiệm trong việc làm khí hậu nóng lên. Nhiên liệu hóa thạch trước đây đã làm cho các nước phát triển trở nên giàu có, nhưng lại tạo ra một cuộc khủng hoảng khí hậu mà toàn thế giới đang phải đối mặt ngày nay.
Tuy nhiên, các quốc gia này cần quỹ hỗ trợ để chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và thích ứng với những thay đổi đang gây ảnh hưởng đến người dân hơn 2/3 thế giới.
H.e william s. ruto, phó tổng thống kenya cho biết: “những người nông dân và người chăn nuôi tại kenya vẫn đang tính toán những thiệt hại ngày càng tăng do tác động tiêu cực của hiện tượng nóng lên toàn cầu. hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của liên hợp quốc tại glasgow, cop26, sẽ đề cập đến vấn đề bảo vệ hành tinh và con người khỏi sự tàn phá của biến đổi khí hậu. hội nghị thượng đỉnh cần giải quyết nhu cầu của những người dễ bị tổn thương và người nghèo trên thế giới, những người mà cuộc sống của họ đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết bởi tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. chương trình đoàn kết hỗ trợ đang tìm cách giải quyết những vấn đề này’’.
Các nước giàu có chưa bao giờ đồng thuận trong cắt giảm khí thải hoặc cam kết chia sẻ tài chính chống biến đổi khí hậu. |
Năm điểm được đưa ra trong báo cáo gồm: Cắt giảm khí thải: Mặc dù những tiến bộ gần đây rất đáng hoan nghênh, nhưng tất cả các chính sách khí hậu hiện có trên toàn thế giới vẫn sẽ không thể kìm hãm sự nóng lên toàn cầu dưới mức giới hạn mà các chính phủ đã đồng thuận tại Hiệp định Paris. Việc tăng cường các mục tiêu không phát thải do các quốc gia có trách nhiệm và năng lực lớn nhất dẫn đầu là vô cùng cần thiết.
Tài trợ: Những lời hứa của các nước phát triển tại Copenhagen vào năm 2009 và tại Thỏa thuận Paris đã quá rõ ràng và phải được thực hiện. Các nước giàu đã hứa hẹn sẽ tài trợ ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2020 và sẽ tăng số tiền tài trợ hàng năm kể từ năm 2025. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không được hoàn thành và cần được khắc phục gấp để tại COP26 tới đây, các nước đang phát triển có thể tin tưởng các quốc gia giàu có hơn sẽ giữ cam kết về những điều sẽ đàm phán.
Thích ứng: với các tác động khí hậu ngày càng gia tăng, cần phải cam kết một mục tiêu cụ thể là ít nhất có 50% nguồn tài trợ dành cho biến đổi khí hậu để giúp những quốc gia dễ bị tổn thương nhất thích ứng, và cần được đánh giá lại một cách thường xuyên.
Mất mát và thiệt hại: Hậu quả của việc các nước phát triển trong quá khứ không cắt giảm lượng khí thải một cách thỏa đáng đã dẫn đến những tổn thất và thiệt hại vĩnh viễn cho những quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Cần phải thừa nhận trách nhiệm và thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại đã cam kết.
Thực hiện: Sau nhiều hội nghị thượng đỉnh bị đình trệ, tại COP26 chính phủ các quốc gia phải hoàn thiện các biện pháp về minh bạch, giao dịch carbon và đặt ra khung thời gian chung là 5 năm để thực hiện các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
G7 mới chỉ cân nhắc các kế hoạch hỗ trợ các nước đang phát triển cắt giảm dần nhiên liệu hóa thạch. |
Với việc hội nghị thượng đỉnh g7 hồi tháng 6 không đạt được tiến bộ cụ thể về tài trợ cho lĩnh vực khí hậu và chưa có được sự đồng thuận về một thời gian biểu cho việc loại bỏ than đá, vẫn còn đó một lượng lớn công việc phải thực hiện trước khi cop26 bắt đầu vào tháng 11.
Phải nhấn mạnh rằng chúng ta cần đạt tiến độ nhanh hơn, bởi thời tiết cực đoan đang liên tục gây ra nhiều thương vong và tàn phá trên toàn cầu.
Phó Chủ tịch Hạ viện Philippines Loren Legarda đánh giá: "Báo cáo này phản ánh những nhu cầu mà các quốc gia dễ bị tổn thương đã mong đợi từ lâu. Tình huống khẩn cấp mà chúng tôi đang gặp phải đòi hỏi các biện pháp táo bạo, sự lãnh đạo thực sự, mà thông báo này thể hiện rất rõ ràng. Đừng chỉ đọc nó, hãy hành động, lặp lại các lời kêu gọi và khiến bạn được mọi người lắng nghe".
Bà Loren Legarda nhấn mạnh: “Trong cuộc khủng hoảng khí hậu, bạn thắng chậm tức là bạn đã thua, đứng im tức là bạn đã đi lùi. Tôi kêu gọi tất cả các nghị viện lưu ý đến kế hoạch 5 điểm trong báo cáo này. Hãy cùng nhau hành động theo các điểm như giảm thiểu, thích ứng, tài trợ, mất mát và thiệt hại, và các phương pháp thực hiện. Thất bại là điều không thể chấp nhận được.
Các quốc gia dễ bị tổn thương không chỉ yêu cầu sự đoàn kết. Bất chấp cuộc khủng hoảng khí hậu, chúng tôi vẫn mong sẽ trở nên thịnh vượng. Báo cáo này cho thấy chúng ta có thể làm nhiều điều thế nào hơn là chỉ tồn tại. Báo cáo cung cấp những phương pháp giúp chúng ta có thể phát triển, nếu chúng ta đặt vấn đề khí hậu làm trọng tâm của chương trình nghị sự của mình”.
Các nhà lãnh đạo của các nước đang phát triển cảnh báo rằng nếu không có kế hoạch 5 điểm này, kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Glasgow sẽ không có giá trị và kết thúc trong thất bại. Kế hoạch đã được phát triển và được thông qua bởi các nhà lãnh đạo chính phủ, đại diện cho các quốc gia và các khối đàm phán của Liên Hợp Quốc, chiếm hơn một nửa số quốc gia trên thế giới.
Kế hoạch 5 điểm của COP26 vì sự đoàn kết, công bằng và thịnh vượng là kết quả của hơn một năm hợp tác và hàng loạt hội thảo giữa các quan chức chính phủ, các tổ chức tư vấn và các nhóm nghiên cứu trên toàn khu vực Nam bán cầu. Các đối tác hàng đầu bao gồm Power Shift Africa, Tổ chức hợp tác ACT2025 cùng với Viện nghiên cứu Các thành phố bền vững, vì khí hậu. |
Các cam kết quốc gia về khí hậu liệu đã đủ bảo vệ sức khỏe? | |
Năng lượng sinh học Việt Nam đủ tiềm năng để sản xuất điện | |
Ngành sản xuất thép đang đe dọa các mục tiêu chống biến đổi khí hậu? | |
Tổng thống Biden dự trù 36 tỷ USD chống biến đổi khí hậu, đưa Mỹ thành siêu cường về năng lượng sạch |