Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Các T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ ở tuổi tập lẫy, tập bò hễ vớ được vật gì là cho ngay vào miệng nên rất dễ bị dị vật lọt vào tai, mũi, họng. Một số bà mẹ khi thay tã lót đã vô ý để kim băng ngay cạnh con, khiến trẻ lấy được cho vào miệng, gây hóc, rất nguy hiểm.

Các T*i n*n rất dễ xảy ra với trẻ từ tuổi còn bế ẵm cho tới khi đi học. Nó có thể đến bất cứ lúc nào nếu chúng ta xao nhãng, không chú ý. Nguyên nhân một phần là do trẻ còn thơ dại, hành động vô ý thức, không biết nguy hiểm là gì; nhưng phần lỗi lớn nhất thuộc về sự bất cẩn của người lớn.

T*i n*n do ngộ độc

Ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi, do chưa nhận thức được những gì có thể ăn uống được nên gặp bất cứ vật gì cũng có thể cho vào mồm ăn và nhiều khi dẫn đến ngộ độc. Nguyên nhân của loại T*i n*n này phần nhiều là do người lớn sơ xuất, thiếu thận trọng để những đồ vật nguy hiểm, độc hại, Thu*c men... trong tầm tay của trẻ. Đã có trường hợp cháu bé 12 tháng tuổi bò lê la dưới sàn, nhặt được mấy viên Thu*c chuột (trông như hạt gạo màu hồng) mà bố mẹ dùng bẫy chuột ở góc nhà, bé cho ngay vào mồm nhai nuốt nên bị ngộ độc phải đi cấp cứu.

Cũng có trường hợp chính cha mẹ vô tình mua phải kẹo nhuộm màu xanh bởi hóa chất không được phép dùng (xanh metylen) cho trẻ ăn, làm trẻ đi tiểu xanh lè; hoặc mua phải đồ ăn, sữa... không đảm bảo chất lượng làm con bị tiêu chảy...

T*i n*n do dị vật tai mũi họng

Ở tuổi mẫu giáo, vườn trẻ, trẻ thường có thói quen hay ngậm đồ chơi hoặc bất cứ vật gì nhặt được như chiếc huy hiệu, đồng xu, hòn bi, cái khuy áo.... Mải chơi, trẻ quên mất vật đang ngậm và nuốt luôn vào miệng, gây hóc và nghẹn ở cuống họng, thực quản, phải đi cấp cứu.

Có khi do hiếu động, nghịch dại, đùa nhau, trẻ nhét hạt na, hạt nhãn, hạt trám, viên bi... vào lỗ tai, lỗ mũi bạn, nhét mạnh đến nỗi các vật này mắc sâu không lấy ra được.

Trẻ 2-5 tuổi đã có thể leo trèo cao trong lúc nô đùa hoặc tìm kiếm đồ chơi, thức ăn, kẹo bánh... Vì vậy, đừng giấu các thứ này trên cao (như trên nóc tủ, nóc chạn...) vì chúng sẽ tìm cách trèo lên để lấy, dễ gây trượt ngã, có thể gãy chân gãy tay, chấn thương sọ não...

Nhà có trẻ nhỏ phải làm cửa ngăn đầu cầu thang và chú ý đến độ bền chắc của các tay vịn cầu thang, lan can, đề phòng gãy hỏng gây T*i n*n bất ngờ cho trẻ.

Không được đặt trẻ ngồi trên bàn rồi đi làm việc khác, vì trẻ sẽ lần ra mép bàn và ngã xuống đất rất nguy hiểm. Không để trẻ đi xe đạp (dù là xe của trẻ em) ra đường phố đông xe cộ vì rất dễ gây T*i n*n. Phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đi cùng xe máy với người lớn.

Cũng cần lưu ý không dùng quạt thiếu chắn bảo hiểm vì trẻ có thể cho tay vào khi quạt đang chạy.

T*i n*n do chó mèo cắn, côn trùng đốt

Đa số trẻ đều thích chó mèo, thường vuốt ve, âu yếm chúng; nhưng cũng có lúc lại trêu chọc như giật râu, kéo đuôi, chọc mắt... khiến chó mèo cáu giận, cào cắn trẻ. Vì vậy cần tiêm Thu*c phòng dại đầy đủ cho chó mèo. Ở nông thôn, đã có nhiều trường hợp chó liếm phân ở đít trẻ rồi “đớp” luôn hạ bộ, để lại di chứng rất nặng nề. Như vậy, tốt nhất là không để chó mèo gần trẻ, vừa phòng được bệnh dại cũng như các bệnh khác có thể lây sang trẻ từ chó mèo như dị ứng, giun sán...

Đối với các loại côn trùng như kiến, ong..., cần lưu ý diệt trừ ngay khi phát hiện, đề phòng chúng có thể châm đốt trẻ bất cứ lúc nào.

Lưu ý là đã có những trường hợp trẻ chơi đùa với chim, ghé mắt sát lồng bị chim mổ mù mắt.

Nhiều bà mẹ muốn con chóng lớn, cố ép con ăn nên tống đầy bột vào mồm con, trào cả vào đường thở, làm trẻ bị ngạt nhanh chóng, nhiều khi không kịp cứu chữa và dẫn đến Tu vong. Có người cố ép con uống Thu*c viên bằng cách bịt mũi, rồi ấn viên Thu*c vào sâu trong miệng, nhưng Thu*c không xuống thực quản mà lại lọt vào đường thở làm trẻ ho dữ dội, tím tái, dẫn đến ngạt thở.

Nhà có trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đậy kín chum, ang, vại nước, chậu nước dự trữ để đề phòng trẻ nô đùa, có thể ngã vào nước gây ch*t ngạt. Đã có những trường hợp trẻ ch*t ngạt vì mở bình gas, bếp gas nghịch ngợm khi bố mẹ đi vắng.

Trẻ nhỏ nghịch ngợm, lại không lường được mức độ nguy hiểm nên rất hay chơi những vật nhọn bén như gươm, giáo, dao, cung tên... Điều này rất nguy hiểm vì dễ gây chảy máu, thương tích, thậm chí mù lòa.

Không nên để trẻ nô đùa ở tủ kính, tủ gương, những nơi có nhiều chai lọ thủy tinh..., vì trẻ có thể xô đổ hoặc chạy đâm vào các đồ vật này gây thương tích nguy hiểm.

Trẻ con rất hiếu động, thích những trò chơi mới lạ và hay bắt chước người lớn làm mọi việc, vì vậy đã có nhiều trường hợp trẻ bật đèn, cắm quạt, mở ti vi... hoặc dại dột chọc que sắt vào ổ điện (bắt chước bố thử điện) và bị điện giật. Vì vậy, các ổ cắm điện phải có nắp đậy bảo hiểm hoặc thiết kế trên cao để trẻ không với tới. Cần thường xuyên kiểm tra dây dẫn vào các thiết bị điện để đảm bảo không bị hở điện, rò rỉ, nếu có phải sửa chữa ngay.

Những vật có thể gây bỏng (phích nước sôi, nồi canh nóng, bàn là...)phải để ở chỗ kín đáo sao cho trẻ không sờ mó, với tới được. Tuyệt đối không cho trẻ nghịch diêm, bật lửa, pháo vì không chỉ gây bỏng cho trẻ mà còn có thể gây hỏa hoạn.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cac-tai-nan-thuong-gap-o-tre-nho-2258395.html)

Chủ đề liên quan:

tai nạn trẻ nhỏ

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY