Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi đúng cách

Bạn cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng để bé giữ được sức khỏe tốt nhất là thời điểm giao mùa.

Chăm sóc trẻ khi ăn

Bạn cần chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. nguồn ảnh: internet

Khi mới chào đời, phản xạ khi ăn của trẻ còn rất non nớt, do đó sự hỗ trợ từ phía mẹ là rất cần thiết, nếu cho trẻ ăn không đúng cách có thể khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ rất nguy hiểm. ngoài việc thực hiện đúng thao tác khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên hạn chế trẻ bị ọc sữa bằng cách bế đứng trẻ vài phút và khum tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ sau khi cho ăn; khi ngủ nên cho trẻ nằm đầu cao hơn một chút hoặc nằm nghiêng để giảm nguy cơ hít sặc, tuyệt đối không được để trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nằm sấp khi ngủ.

Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh, chính vì thế nếu mẹ có đủ sữa thì hãy đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ 1 tuổi. Để có nguồn sữa dồi dào, mẹ hãy ăn nhiều bữa, ăn đủ các chất dinh dưỡng mà uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra cho bé bú nhiều cũng là cách để kích thích sữa ra nhiều hơn.

Các bước vệ sinh rốn cho trẻ

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh phải được làm hằng ngày và theo các bước sau:

Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, bạn cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90°.

Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn ra.

Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.

Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối S*nh l*.

Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.

Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.

Chăm sóc da cho bé

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Bạn hãy chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác. Dù sự cọ xát là nhẹ nhưng lặp đi lặp lại cũng có thể khiến da trẻ bị trầy xước dễ dẫn đến viêm nhiễm. Dùng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hay cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé. Bạn nên dùng các sản phẩm nhẹ dịu đã được kiểm chứng lâm sàng để tránh kích ứng da.

Hạn chế để da bé tiếp xúc với phân và nước tiểu: Bạn thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Chọn loại tã phù hợp cho bé. Việc không thay tã thường xuyên (kể cả tã vải, tã giấy) và môi trường nóng ẩm có thể khiến da bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Mỗi khi thay tã cho bé, bạn cần rửa sạch vùng mặc tã với chất làm sạch nhẹ dịu và lau khô cho bé.

Tránh để các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến mắt bé: trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên bạn cần giữ bé tránh xa khói thu*c lá hoặc nơi môi trường bị ô nhiễm. dùng các sản phẩm chăm sóc da và tóc nhẹ dịu, không gây cay mắt. tránh các sản phẩm làm sạch có chứa cồn hoặc xà phòng có chất tẩy mạnh.

Luôn giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp: Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Bạn nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc của bé.

Hạn chế tác động đến sự cân bằng của các loại vi khuẩn thường trú trên da của trẻ: các chủng vi khuẩn thường trú trên da trẻ sơ sinh có ngay sau khi bé sinh ra. chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da bị phá hủy. do vậy, bạn cần phải giữ cuống rốn luôn sạch và khô, thoáng. tắm cho bé bằng loại sữa tắm nhẹ dịu và có độ ph cân bằng phù hợp với làn da của trẻ.

Đội mũ và quấn tã cho trẻ đúng cách

Nhiều mẹ sợ con lạnh nên đội mũ liên tục bất kể ngày đêm, dù thời tiết nóng hay lạnh, tuy nhiên thói quen này hoàn toàn không tốt. trẻ sơ sinh chưa đầy tháng thường thoát nhiệt qua da đầu nên mẹ hãy chú ý khu vực sau gáy của trẻ, nếu thời tiết nóng thì ban đêm hoặc khi đi ra ngoài chỉ cần đội cho con mũ che thóp còn khi ở trong nhà thì hãy để đầu bé được thông thoáng. cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể tự điều hòa thân nhiệt nên nếu cứ đội mũ kín mít thì sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, trẻ sẽ ngứa ngáy và quấy khóc, nhiều trường hợp sẽ làm tăng thân nhiệt và khiến trẻ bị sốt cao.

Nhiều ý kiến cho rằng, quấn tã chặt sẽ giúp trẻ không bị giật mình và ngủ ngon hơn, ít quấy khóc hơn, tuy nhiên nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc làm này hoàn toàn sai lầm. Hành động quấn tã chặt có nguy cơ làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước, làm cho chân của trẻ bị lệch trục, bí bách, nóng, khó chịu....

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/cach-cham-soc-tre-so-sinh-tu-0-6-thang-tuoi-dung-cach-59447.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-cham-soc-tre-so-sinh-tu-0-6-thang-tuoi-dung-cach/20211107032620420)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY