Hiện nay khu vực Tây Nguyên đang là cao điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)...
Mọi người đều có thể bị bệnh
sốt xuất huyết nhưng hay gặp là trẻ em, nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Dấu hiệu nhận biếtBệnh SXH có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong đó triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40
oC hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng Thu*c hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên.Chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp.Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: có trẻ thấy nổi mẩn, phát ban dưới da (thể nhẹ), có trẻ xuất hiện nốt xuất huyết, hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng; có trẻ lại nôn hay đại tiện ra máu (xuất huyết nội tạng là thể nặng). Tuy nhiên, có những trẻ bị SXH nhưng lại không hề có một triệu chứng xuất huyết nào. Dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là sốc xuất huyết.Bệnh SXH được chia làm 4 độ từ nhẹ tới nặng. Ở độ 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết; độ 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết; ở độ 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và độ 4 thì đã bị sốc nặng. Trẻ SXH độ 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với độ 2, tùy trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.
cách chăm sóc trẻ SXHKhoảng 70% trẻ SXH được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú sau khi được thầy Thu*c thăm khám). Trong trường hợp này, cần cho trẻ nằm nghỉ tuyệt đối, uống nước đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu, thực hiện đúng đơn Thu*c của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh.
Về nghỉ ngơi và dinh dưỡng: Trẻ cần nằm nghỉ trong phòng thoáng mát. Tuyệt đối không ra mưa, ra nắng, không đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt những vẫn có vẻ khỏe mạnh. Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh SXH thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống oresol (để bù nước) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ăn no quá.
Về Thu*c: Trong bệnh SXH, các bác sĩ thường cho trẻ dùng Thu*c hạ sốt thông thường paracetamol (với nhiều tên khác nhau như acemol, cetamol, efferalgan, panadol) không bao giờ cho trẻ dùng các Thu*c nhóm aspirine như aspegic, aspro... chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác (có trường hợp dẫn đến Tu vong). Không được tự ý cho trẻ dùng Thu*c kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh SXH mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Trường hợp trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp lau mát; nếu sờ hai bàn chân trẻ thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân.
Phòng ngừa sốt xuất huyếtCách phòng ngừa bệnh SXH đơn giản là chống muỗi đốt. Cụ thể diệt muỗi, diệt loăng quăng và chống muỗi đốt. Việc đầu tiên là giữ cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo vì tối tăm ẩm thấp là những điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú và phát triển. Việc thứ 2 là phát quang bụi rậm quanh nhà, đậy kín lu vại, dọn các vũng nước sau mưa, vỏ lon, lọ, lốp xe... vì đó là nơi muỗi tới sinh nở. Mọi người phải nằm ngủ trong màn để tránh muỗi đốt. Khi nghi ngờ bị SXH, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Khuyến cáo đặc biệtSốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít; tay, chân lạnh; da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát, đó là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến Tu vong.
BS. Trần Kim Anh