Bệnh theo mùa hôm nay

Cách chữa cảm cúm không cần Thuốc của sao Việt

Để điều trị cảm cúm, các sao Việt thường lựa chọn biện pháp truyền thống như uống trà gừng, ăn cháo hành, xông hơi và hạn chế tối đa dùng Thuốc kháng sinh.

Soobin Hoàng Sơn cho biết, anh rất ngại uống thuốc mỗi khi bị ốm và thường để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, khi không có thời gian nghỉ ngơi và phải đi lưu diễn, nam ca sĩ sẽ chữa cảm cúm bằng cách uống và xông nước cúc tần. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt, cơ thể đau nhức. Ngoài ra, Soobin Hoàng Sơn còn xông giải cảm với nồi nước lá tía tô, chanh, bạc hà, sả. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nguyên Khang chia sẻ, anh hạn chế uống kháng sinh trị cảm. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, nam MC sẽ ăn cháo nóng, bỏ nhiều lá tía tô, hành và thêm trứng gà để giải cảm. Ảnh: NVCC.

Vào mùa đông , Nguyên Khang luôn chú ý mặc thêm áo ấp để giữ nhiệt cho cơ thể, đi tất, nhỏ thuốc mắt, mũi và xúc miệng nước muối. Khi trở về nhà, anh sẽ chọn phương pháp xông giải cảm. Ảnh: NVCC.

Nhã Phương: Khi bị cảm cúm, thay vì uống kháng sinh, cô lựa chọn nước gừng ấm pha cùng đường phèn để uống 3 lần/ngày. Đây là phương pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm và giúp cơ thể không bị mệt mỏi do phản ứng phụ của thuốc. Song song với đó, cô đun nước vỏ quả bưởi, lá bưởi kết hợp với lá chanh, sả, hương nhu để xông giải cảm. Ảnh: NVCC.

Khả Ngân cho biết, cô chỉ dùng thuốc trong trường hợp cấp bách. Khi bị cảm, cô sẽ ăn cháo hành để cơ thể tiết mồ hôi và nghỉ ngơi để khỏi bệnh. Ảnh: D.D.

Khi bị ho, viêm họng, bà ngoại Khả Ngân thường nấu nước giá để uống, kết hợp ngậm chanh mật ong giúp xoa dịu cơn đau. Ảnh: NVCC.

Cha me MC Trúc Mai thường dùng nước xông với tinh dầu để giúp con gái cảm thấy dễ chịu khi cảm cúm. Ảnh: NVCC.

Do làm việc xa gia đình, nên khi bị viêm hong hay có dấu hiệu cảm cúm, Trúc Mai thường dùng kẹo bạc hà, chanh mật ong để thông họng, giảm đau nhanh. Ngoài ra, để giữ giọng, MC này duy trì thói quen súc miệng với nước muối loãng và tranh thủ nghỉ ngơi ngay khi kết thúc công việc. Ảnh: NVCC.

Theo Tiểu Uyên - Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-chua-cam-cum-khong-can-thuoc-cua-sao-viet-n243319.html)

Tin cùng nội dung

  • Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY