Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cách đơn giản tự chữa viêm xoang Y học cổ truyền

Viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu do viêm mũi, cảm cúm, đôi khi do viêm họng; do tắm, chấn thương...
viêm xoang">viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu do viêm mũi, cảm cúm, đôi khi do viêm họng; do tắm, chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, dị vật ở mũi, do biến chứng của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn… Niêm mạc vùng xoang bị viêm, sung huyết, tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn sự lưu thông của xoang. Sau đây là một số cách chữa viêm xoang">viêm xoang đơn giản tại nhà:

Hít hơi nóng: nấu nước lá bạc hà xông cả người hoặc múc ra 1 bát nước lớn xông tỏa hơi, hít hơi nóng tỏa lên, đầu phủ một khăn tắm lớn. Có thể thay thế bó lá xông bằng nhỏ vài giọt dầu gió hoặc dầu có bạc hà, quế vào bát nước sôi để xông; cũng có tác dụng tương tự.

Rửa hốc mũi bằng nước muối S*nh l*: rửa mũi xoang bằng nước muối S*nh l* 0,9% có bán tại các hiệu Thu*c hay tự pha 1 thìa cà phê muối vào 2 tách nước ấm kèm theo 1 nhúm bicarbonate. Rót nước muối vào 1 bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên lỗ mũi và cũng làm tương tự. Xỉ mũi phải đúng cách, nên xỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, không nên xỉ hai bên lỗ mũi cùng một lúc vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.

Xoa bóp hai bên sống mũi: dùng ngón cái, ngón trỏ day bóp hai bên đầu xương sống mũi, bấm huyệt nghinh hương, thái dương và rãnh nhân trung từ 5-10 phút. Huyệt nghinh hương ở phía ngoài chân cánh mũi cách mũi 0,5cm; huyệt thái dương nằm ở chỗ lõm 2 bên thái dương cách 2 bên đuôi mắt khoảng 1,5cm.

Các món cháo, canh Thu*c tốt cho người viêm xoang:

Cháo lá dâu, hoa cúc: lá dâu 9g, hoa cúc 6g, hạnh nhân ngọt 9g, gạo tẻ 60g. Lá dâu, hoa cúc cho vào nước nấu thành canh rồi bỏ bã, cho gạo đã vo sạch và hạnh nhân ngọt vào nấu thành cháo. Ngày dùng một lần, liên tục 2-3 ngày. Trị viêm xoang mũi mạn tính do phong nhiệt.

Đầu cá mè nấu hoa hiên: đầu cá mè 100g, hoa hiên 30g, táo tầu 15 quả, bạch truật 15g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 10g, gừng sống 3 lát. Đầu cá rửa sạch, bắc chảo đun sôi mỡ, rán qua 2 mặt, cho vào nồi. Táo lọc bỏ hạt rửa sạch cho tất cả các thứ vào nồi cùng với đầu cá nấu canh. Ăn cá uống canh, kèm trong bữa cơm Tác dụng: phù chính trừ tà thông khiếu, trị viêm xoang mũi thuộc dạng co hẹp.

Nước mai rùa, thục địa: mai rùa 5g, thục địa 9g, trần bì 6g, mật ong liều lượng thích hợp. Cho các vị Thu*c vào ấm sắc rồi uống với mật ong, mỗi ngày một thang, liền trong 4-5 ngày.

Nước cây cứt lợn: chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát vắt lấy nước, dùng bông tẩm nước Thu*c nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang mũi chảy ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng.Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp. Tác dụng: chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Lương y:

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-don-gian-tu-chua-viem-xoang-y-hoc-co-truyen-15081.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.
  • Bệnh này nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên và viêm màng não..
  • Chảy nước mũi, hắt hơi từng tràng, ngứa mũi và nghẹt mũi là những triệu trứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng (VMDU).
  • Tôi được biết loại máy của Đức (tên gọi là Medisana) điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp trị liệu quang học nhưng chưa biết độ tin cậy thế nào.
  • Theo Ðông y, nguyên nhân viêm tai giữa do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Trong lúc bận rộn với công việc mà bị cảm giác ngứa râm ran trên da, bạn sẽ rất dễ phân tâm. Đặc biệt là khi chỗ ngứa ở sau lưng, nơi bạn không... với tay được.
  • Là một trong những Thuốc thông thường nhất trong đời sống nhưng nhiều người vẫn chủ quan, tiếp tay cho chúng làm hại sức khỏe.
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiều người bị hen (suyễn), viêm mũi dị ứng do nhạy cảm với môi trường nhưng không biết rằng hai bệnh này liên quan với nhau.
  • Trong số các vị Thuốc thường dùng trị xoang mũi, có một vị Thuốc khá đặc biệt: thân quả bao bọc bởi một lớp gai mềm - đó là vị Thuốc ké đầu ngựa, rất được trọng dụng trong các bài Thuốc trị viêm xoang mũi.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY