Dinh dưỡng hôm nay

Cách làm chanh ngâm đường trị viêm họng

Chanh ngâm đường là bài Thu*c dân gian trị viêm họng cấp đồng thời cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng cấp tính, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân gây viêm họng cấp do thay đổi thời tiết khi giao mùa. Sử dụng điều hòa quá lạnh, uống rượu nồng độ cao, tắm ở nơi gió lùa hoặc không lau khô người sau khi tắm... cũng là nguyên nhân gây viêm họng.

Viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày. Nếu sức đề kháng cơ thể tốt, các triệu chứng sẽ nhanh chóng giảm. Sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn. Viêm họng nhẹ, bạn có thể dùng chanh ngâm đường để ngậm và pha nước uống.

Chanh chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là axit citric, canxi, magie, vitamin C, bioflavonoid, pectin và limonene, giúp tăng khả năng miễn dịch và phòng chống các bệnh lây nhiễm khi thời tiết lạnh. Nhờ lượng vitamin C dồi dào nên chanh rất có lợi trong việc phòng ngừa cảm cúm.

Đặc biệt thành phần acid citric trong chanh có tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng, tiêu viêm. Nước chanh còn cung cấp đường, vitamin và năng lượng cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi do viêm họng gây ra.

Lưu ý, cần rửa sạch chanh kỹ trước khi ngâm để loại bỏ các chất tồn dư Thu*c bảo vệ thực vật. Sau khi rửa qua với muối, bạn cần chà xát chanh với baking soda sau đó rửa lại với nước nóng.

Video hướng dẫn làm chanh ngâm đường đúng cách

Cách làm chanh ngâm đường trị viêm họng

Lê Cầm (Theo Doomandoo)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cach-lam-chanh-ngam-duong-tri-viem-hong-4015683.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Tôi bị viêm dạ dày trào ngược (đã nội soi), bác sĩ kê đơn cho Thu*c uống mà không đỡ. Xin hỏi bệnh của tôi phải điều trị như thế nào.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY