Sức khỏe hôm nay

Cách phát hiện sớm phình đại tràng ở trẻ nhỏ

Phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh.
phình đại tràng">phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. phình đại tràng">phình đại tràng rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để, nhưng nếu để muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như viêm ruột, thủng đại tràng, thậm chí có thể dẫn đến Tu vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là do sự thiếu vắng các tế bào thần kinh trên một đoạn ruột (vô hạch), có thể ngắn hoặc dài làm cho đoạn ruột đó không thể co giãn hoặc nhu động như bình thường gây cản trở quá trình tiêu hóa và tích tụ thức ăn ở đại tràng. Những trẻ mắc chứng phình đại tràng thường có các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như táo bón, nhiều trẻ không tự đại tiện được mà phải thụt tháo thường xuyên, bụng trướng, gầy sút, kém ăn, suy dinh dưỡng.

Rất dễ nhận biết

Trẻ mới sinh bụng trướng căng, không đi phân su sau hơn 24 giờ hoặc chỉ đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Khi được kích thích hậu môn, trẻ ra nhiều phân, và được gọi là dấu hiệu “tháo cống”. Ngoài ra, do bụng trướng căng nên trẻ nôn nhiều. Ở trẻ lớn, bệnh thường được biểu hiện bởi tình trạng táo bón kéo dài nhiều năm xen kẽ những đợt tiêu chảy với tính chất đặc trưng là phân rất thối và có màu đen (do phân ứ đọng lâu ngày) và bụng trướng. Kèm theo, trẻ luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất. Tuy nhiên, cần phải lưu ý không phải bất cứ trẻ nào sau khi sinh 24 giờ không đại tiện được đều là bị phình đại tràng">phình đại tràng bẩm sinh, vì có thể trẻ đó bị dị dạng hậu môn bẩm sinh cũng không đại tiện được. Cần sớm phát hiện và điều trị

Dựa vào khám và hỏi bệnh, chụp đại tràng có bơm Thu*c cản quang, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng để phát hiện chính xác mức độ của bệnh.

Phương pháp duy nhất giúp trẻ khỏi bệnh là cắt bỏ đoạn trực - đại tràng vô hạch, nối đầu đại tràng lành với ống hậu môn. Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay chưa có biến chứng, tình trạng chung của trẻ... Để việc điều trị đạt kết quả hơn, các bậc cha mẹ nên kết hợp tạo cho con thói quen ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đi cầu đúng giờ hằng ngày. Nếu thấy con có biểu hiện táo bón nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Văn Độ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-phat-hien-som-phinh-dai-trang-o-tre-nho-20341.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Tự yêu bản thân là một loại bệnh tâm lí mới của con người hiện đại. Vậy bệnh tự yêu bản thân là gì và làm thế nào để nhận biết những người mắc bệnh tự yêu bản thân.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY