Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh đúng cách khi mới khởi phát triệu chứng có thể giúp ngăn ngừa những khó chịu trên da bé

tuy là bệnh lành tính nhưng eczema ở trẻ em là một trong những bệnh dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát. do đó, áp dụng các biện pháp phòng và điều trị eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh cần được tiến hành sớm ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên.

Sơ lược về bệnh Eczema ở trẻ em

Theo khảo sát từ Data from the 2003 National Survey of Children’s Health (Dữ liệu từ Khảo sát Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em) thực hiện tại Hoa Kỳ do Cục sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Liên Bang tiến hành, có một vài số liệu đáng lưu ý về bệnh Eczema ở trẻ em:

    Độ tuổi phổ biến xuất hiện các triệu chứng của bệnh Eczema ở trẻ em thường không vượt quá 17 tuổi.

Eczema là một trong những bệnh ngoài da khó chữa dứt điểm, thông thường việc điều trị eczema xoay quanh việc kiểm soát các đợt bùng phát cấp tính, kết hợp chăm sóc da và dự phòng tái phát bệnh trở lại. nếu điều trị và chăm sóc đúng hướng, tỉ lệ bệnh nhân khỏi sau 12 tuổi có thể đạt 75%.

Chẩn đoán Eczema ở trẻ em

Là một bệnh ngoài da phức tạp, dai dẳng, do đó việc chẩn đoán bệnh eczema cũng rất quan trọng. chẩn đoán sớm và kịp thời có thể giúp bác sĩ quyết định hướng điều trị phù hợp nhất tùy theo đặc điểm làn da của trẻ, độ tuổi, mức độ tiến triển của bệnh.

Có nhiều tiêu chuẩn cũng như thang điểm để giúp bác sĩ có thể đánh giá mức độ của bệnh eczema trên da của bệnh nhân. trong đó, việc đánh giá dựa trên đặc điểm thương tổn thường được chú trọng nhất. những trường hợp mắc eczema ở trẻ nhỏ thường có chung một số đặc điểm như:

    Xuất hiện các dấu hiệu ban đỏ (erythema) rải rác trên bề mặt da.

Những vị trí eczema thường gặp nhất là vùng đầu mặt (đặc biệt là hai bên má), các nếp gấp vùng cổ, các nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân, bàn chân và bàn tay. ngoài ra, các bác sĩ còn xem xét đến một số yếu tố khác trong quá trình chẩn đoán như:

    Mức độ tái phát của bệnh, tần suất tái phát.

Điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Thông tin này không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa Thu*c từ bác sĩ.

Điều trị bệnh eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh cần được kết hợp giữa sử dụng chế phẩm điều trị, biện pháp chăm sóc da, thực hiện các biện pháp phòng ngừa,… để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

1. Điều trị toàn thân

Là một trong những hướng điều trị phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định. trong điều trị toàn thân, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng một số nhóm Thu*c như:

    Thu*c giảm ngứa, kháng histamine.

2. Điều trị tại chỗ

Song song với điều trị toàn thân, việc điều trị tại chỗ thường được thực hiện với các loại Thu*c bôi chống viêm sưng, Thu*c bôi giữ ẩm và một số loại Thu*c bôi chứa thành phần kháng sinh trong trường hợp cần thiết. một số loại Thu*c thường được sử dụng trong điều trị tại chỗ gồm có:

    Các loại kem bôi chứa thành phần corticosteroid, steroids dùng ngoài da, giúp chống viêm và cải thiện tình trạng lớp thượng bì.

*Lưu ý: điều trị bằng Thu*c cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng Thu*c để tránh những ảnh hưởng không mong muốn cho làn da của bạn.

Các biện pháp phòng ngừa Eczema ở trẻ

Eczema ở trẻ là bệnh dễ bùng phát trở lại, ngay cả khi đã điều trị khỏi các đợt cấp tính của bệnh. do đó, dự phòng eczema là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ. phụ huynh, người chăm sóc trẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Tránh các chất kích ứng

Eczema được xem là bệnh ngoài da phức tạp về nguyên nhân. Trong đó, các chất trung gian và các yếu tố kích thích gây ngứa da là một trong những thủ phạm có thể khiến cho da ngứa ngáy kéo dài và gặp phải các thương tổn không mong muốn. Do đó, trong thời gian chăm sóc, điều trị, cần lưu ý tránh các yếu tố như:

    Các chất trung gian, bao gồm những loại histamine ảnh hưởng trực tiếp đến da, các loại peptide thần kinh, một số thành phần như acetylcholine, chymotryptase, các cytokines, tryptase,…

2. Vệ sinh da đúng cách

Vệ sinh da cho trẻ đang bị eczema cần lưu ý chọn lựa sản phẩm phù hợp, dịu nhẹ, không chứa các thành phần tẩy rửa mạnh vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến da. đặc biệt, với những trẻ có cơ địa quá mẫn cảm cũng cần thận trọng khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm vệ sinh da.

3. Áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm

Khô da là một trong những yếu tố làm cho da bị kích thích, ngứa, làm trầm trọng thêm tình trạng eczema ngoài da. tay, chân, vùng mặt,… là những vị trí thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố ngoài môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, khói bụi, không khí ô nhiễm,… do đó thường xuyên xảy ra tình trạng khô da.

Việc áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm phù hợp có thể giúp hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa quá trình mất nước qua da. Da khỏe mạnh và không bị khô có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ da bị ngứa ngáy, kích ứng.

4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến bệnh eczema ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da. những nhóm thực phẩm như sữa bò, các loại hải sản, đậu phộng, trứng,… đều có thể dẫn đến nguy cơ da bị kích ứng, ngứa ngáy và khó chịu. do đó cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm lạ, các thực phẩm nằm trong nhóm dễ gây ngứa, kích ứng da.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-phong-va-dieu-tri-benh-eczema-o-tre-em-va-tre-so-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY