Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Cách sơ cứu người bị hội chứng Brugada ngất xỉu, bệnh này chữa thế nào?

Một số bạn đọc Mangyte bị ngất xỉu, khi đi khám được phát hiện bị hội chứng Brugada. BS.CK1 Cao Thị Lan Hương chia sẻ thông tin hội chứng Brugada là bệnh gì, điều trị thế nào, cần lưu ý gì trong sinh hoạt, cách sơ cứu khi người bệnh Brugada ngất xỉu…

Nội dung bài viết:

1. Hội chứng Brugada là bệnh gì?

Hội chứng brugada là một bệnh lý tim bẩm sinh hiếm gặp có tính di truyền. hội chứng này tuy hiếm nhưng lại có khả năng gây ra các loại rối loạn nhịp nguy hiểm đến tính mạng.

Những người mắc hội chứng brugada có nguy cơ cao gặp phải các rối loạn nhịp nguy hiểm là nhịp nhanh thất và rung thất. khi bị loạn nhịp, tim không thể đảm bảo chức năng bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là não. vì thế người bệnh có nguy cơ ngất xỉu đột ngột hoặc thậm chí là đột tử trong cơn rối loạn nhịp tim.

2. Nguyên nhân gây nên hội chứng Brugada?

Nguyên nhân của hội chứng brugada là do bất thường kênh ion và điện học tiên phát của tim, không có bất thường cấu trúc tim. nguyên nhân này là do bẩm sinh, thường khó được phát hiện và chẩn đoán. bệnh có tính di truyền, do đó, nếu trong gia đình có người được chẩn đoán hội chứng brugada thì các thành viên khác cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa để tư vấn và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán và phát hiện bệnh, trong đó xét nghiệm gen cũng cần được xem xét.

Ở người bình thường, mỗi nhịp tim đều được khởi phát bằng các xung điện do các tế bào ở nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải phát ra. Các kênh dẫn truyền chịu trách nhiệm đưa các tín hiệu này đến các phần khác của tim và giúp tim co bóp đồng bộ. Với những người mắc hội chứng Brugada, một bất thường ở các kênh dẫn truyền khiến tim đập nhanh một cách bất thường và mất kiểm soát, cuối cùng dẫn đến một kiểu rối loạn nhịp đe dọa tính mạng gọi là nhịp nhanh thất và rung thất.

Hậu quả của tình trạng này là tim không bơm máu đủ đến các cơ quan còn lại khắp cơ thể. Người bệnh có thể ngất nếu nhịp tim bất thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Những trường hợp đột tử xuất hiện khi rối loạn nhịp kéo dài và không ngừng lại.

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương - Bệnh viện Trưng Vương

3. Những ai có nguy cơ bị hội chứng Brugada?

Những người có các đặc điểm sau đây có nguy cơ gặp phải hội chứng brugada cao hơn:

    Tiền sử gia đình có hội chứng Brugada: hội chứng Brugada thỉnh thoảng được ghi nhận có tính di truyền cho thế hệ sau. Nếu các thành viên khác trong gia đình có hội chứng Brugada, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với những người khác. Khoảng 30% bệnh nhân được phát hiện các bất thường ở gen có vai trò duy trì nhịp tim bình thường.

4. Với những người chưa đi khám bệnh, có dấu hiệu nào gợi ý họ bị hội chứng Brugada ?

Người có hội chứng brugada thường không nhận biết được mình có bệnh nếu không đi khám sức khỏe. bởi vì hội chứng này bình thường không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý, trừ khi có yếu tố thúc đẩy (như Thu*c điều trị trầm cảm, Thu*c điều trị tăng huyết áp, rối loạn điện giải, sốt...) thì có thể nhanh chóng đẩy vào cơn rung thất, biểu hiện bằng ngất xỉu, đột ngột ngưng tim.

Những dấu hiệu và triệu chứng khi cơn loạn nhịp xuất hiện “nhẹ hơn”, có thể gợi ý hội chứng brugada bao gồm:

    Chóng mặt

5. Người bệnh được thăm khám, xét nghiệm như thế nào để phát hiện hội chứng Brugada?

Điều đầu tiên là người bệnh sẽ được khai thác kỹ bệnh sử và tiền sử bản thân - gia đình để ghi nhận những dấu hiệu gợi ý đến hội chứng Brugada, quan trọng nhất là tiền căn ngất và đột tử hay ngưng tim được cứu sống của bản thân và cả những người trong gia đình.

Tiếp theo, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm quan trọng nhất để tầm soát và chẩn đoán hội chứng bruga, đó là đo điện tim. dấu hiệu nổi bật của hội chứng brugada là kết quả đo điện tim bất thường. dựa vào các đặc điểm trên điện tim, hội chứng brugada được chia thành 3 type:

    Hội chứng Brugada type 1 có độ cao ST so với độ cao điểm J ít nhất 2 mm (0,2 mV) và đoạn ST giảm dần theo sau là sóng T âm.

Ở một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể được làm trắc nghiệm để giúp hội chứng brugada (nếu có) biểu hiện rõ hơn, các phương pháp thăm dò chẩn đoán bao gồm:

    Trắc nghiệm kích thích bằng Thu*c chống loạn nhịp.

Sau đó, bác sĩ sẽ kết hợp các dấu hiệu lâm sàng và phân nhóm bệnh nhân thành 3 nhóm:

6. Hội chứng Brugada nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân?

Người mang hội chứng Brugada, đặc biệt là type I, có nguy cơ đột tử cao. Tuổi đột tử thường khoảng 40 tuổi.

Hội chứng brugada chiếm 4-12% nguyên nhân đột tử ở người trưởng thành. và đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh nếu không được tầm soát và điều trị. các triệu chứng nguy hiểm ít hơn là ngất xỉu và T*i n*n liên quan do ngất xỉu.

7. Người bị hội chứng Brugada được điều trị bằng những phương pháp nào?

Tất cả bệnh nhân có nhịp nhanh thất tự nhiên, cơn rung thất tự nhiên, tiền căn ngất với brugada type i, hoặc brugada type ii-iii có cơn ngất và khi trắc nghiệm Thu*c dương tính thì đều cần được đặt máy chống loạn nhịp để giảm nguy cơ đột tử.

Trường hợp dùng Thu*c chống loạn nhịp đi kèm sẽ được bác sĩ xem xét tùy vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

Không phải trường hợp nào có hội chứng brugada cũng phải điều trị Thu*c hay đặt máy chống loạn nhịp. những bệnh nhân brugada type ii, iii không có có nhịp nhanh thất tự nhiên, cơn rung thất tự nhiên, không có tiền căn ngất thì chỉ cần theo dõi định kỳ.

8. Người bị hội chứng Brugada sau khi được phẫu thuật cần lưu ý gì trong sinh hoạt?

Bệnh nhân có hội chứng brugada có chỉ định đặt máy chống loạn nhịp và đã đặt máy chống loạn nhịp thì phải tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ để kiểm tra máy.

Những bệnh nhân có hội chứng brugada nhưng chưa có chỉ định đặt máy chống loạn nhịp và cũng chưa phải dùng Thu*c thì vẫn cần tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ để kiểm tra tổng quát sức khỏe, đặc biệt khi có triệu chứng nghi ngờ do brugada (như cơn đánh trống ngực, ngất...) thì phải lập tức quay trở lại bệnh viện để làm trắc nghiệm xem có phải triệu chứng này do brugada hay không để tiến hành điều trị thích hợp tương ứng.

Những bệnh nhân có hội chứng brugada dù là đang điều trị hay đang theo dõi thì cũng cần chú ý những điều sau trong sinh hoạt:

    Cẩn thận khi sử dụng các Thu*c điều trị tăng huyết áp, Thu*c kháng histamin, Thu*c chống trầm cảm... vì có thể khởi kích cơn loạn nhịp, cho nên, việc sử dụng Thu*c cần phải có chỉ định của bác sĩ.

9. Khi thấy người bệnh Brugada bị ngất, người xung quanh nên trợ giúp thế nào?

Khi thấy người bệnh brugada ngất, người xung quanh chú ý gọi ngay 115, vận chuyển người bệnh an toàn đến vị trí thoáng hơn, có thể sơ cứu được. nhanh chóng kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không, có thở không.

Nếu nạn nhân không thở, kiểm tra động mạch cổ trong vòng 5 - 10 giây. Nếu không có mạch trong vòng mười giây, lập tức tiến hành hồi sức tim phổi gồm 3 bước: :

Nhấn tim: Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Nhấn tim với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, nhấn xuống sâu ít nhất 5cm. Cần nhấn tim mạnh và nhanh, ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp. Thời gian ngừng nhấn tim (để đổi người nhấn tim hay thực hiện hà hơi thổi ngạt) không được quá 10 giây.

Sau 30 lần nhấn tim, chuyển qua thông đường thở và hà hơi thổi ngạt. Mở thông đường thở bằng cách dùng một tay đẩy nhẹ trán nạn nhân xuống, tay kia nâng cằm lên, sau đó tay đẩy trán sẽ dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi bệnh nhân và thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt hai lần liên tiếp. Luân phiên giữa nhấn tim và hà hơi thổi ngạt theo công thức 30:2 (30 lần nhấn tim/2 lần hà hơi thổi ngạt).

Cố gắng duy trì hồi sức tim phổi cho đến khi có đội ngũ y tế đến hỗ trợ hoặc nạn nhân tỉnh lại.

10. Ngoài hội chứng Brugada, còn những bệnh nào khác gây ra tình trạng ngất xỉu?

Ngoài hội chứng brugada thì còn rất nhiều những nguyên nhân khác có thể gây ngất xỉu: ngất phản xạ, tụt đường huyết, cơn nhịp nhanh khác không phải do hội chứng brugada, cơn nhịp chậm, tụt huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp...


Lần cập nhật cuối: 11:46 30/11/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/cach-so-cuu-nguoi-bi-hoi-chung-brugada-ngat-xiu-benh-nay-chua-the-nao-n413086.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao