Dị ứng , Mề đay hôm nay

Cách trị bệnh dị ứng mề đay khi chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố làm bệnh dị ứng mề đay xuất hiện ngày càng nhiều.
Vậy phải làm sao khi mắc chứng bệnh này, mời bạn đọc theo dõi tư vấn của bác sĩ chuyên mục "Bác sĩ của bạn".
Tôi ngứa nhiều về đêm, khắp cả chân tay mình đầu và mặt. Lúc đầu nổi những nốt li ti, tiếp đến là chuyển sang thành những mảng dày lớn trông giống như bị sưng. Càng gãi thì bề mặt ngứa càng lan rộng nhiều hơn. Uống Thu*c chống dị ứng thì không ngứa nhưng gây buồn ngủ thức dậy không tỉnh táo uể oải trong người, không uống thì ngứa trở lại. Xin bác sĩ cho biết mắc bệnh gì? Nguyên ngân và cách điều trị tình trạng ngứa đã 1 năm nay nay của tôi. Xin cảm ơn! (Tâm Đỗ)

Chào bạn,

Bạn hay ngứa nhiều về đêm, khắp cả chân tay, mình, đầu và mặt, lúc nổi li ti lúc lại thành từng mảng dày lớn trông giống như bị sưng thì đây là biểu hiện của bệnh dị ứng mề đay. bệnh dị ứng mề đay hiện đang là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố làm bệnh dị ứng mề đay xuất hiện ngày càng nhiều.

Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, mề đay thuộc chứng phong ngứa, người bệnh tự nhiên thấy ngứa từng đám rất khó chịu, gãi nhiều, càng gãi ngứa càng lan rộng, vùng da tổn thương dày lên từng mảng, phù nề, nóng bừng, toàn thân bứt rứt, rất khó chịu hoặc ăn phải những thức ăn lạ, không phù hợp cũng gây nổi mề đay hoặc do chức năng gan kém, nóng gan,...

Bệnh có nhiều hình dạng như: hình tròn, hình nhẫn, hình bản đồ, vết lằn, đôi khi miết tay lên da cũng sinh dị ứng đỏ rực, vệt kéo dài. Các vị trí có thể đơn độc hoặc liên kết thành đám rộng. Kích thước to nhỏ khác nhau từ vài mm đến vài chục cm.

Phép trị bệnh dị ứng và mề đay chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng. Tây y điều trị bệnh dị ứng mề đay giai đoạn cấp (ngứa nỗi nhiều) rất hiệu quả tuy nhiên dễ bị tái phát, nhiều người thường hay dùng những viên Thu*c chống dị ứng như bạn đã dùng vậy. Để điều trị triệt để cần kiên trì điều trị kết hợp đông y.

Với Thu*c uống, ngoài việc chữa trị loại bỏ căn bệnh còn tốt cho sức khỏe, nhất là tốt gan, tốt thận, sáng mắt. Kết hợp Thu*c bôi trực tiếp làm những vết dị ứng lành hẳn. Bên cạnh đó, nếu là bệnh dị ứng do thức ăn, cần phải kiêng những thức ăn là tác nhân gây dị ứng (như: đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ứng, hải sản,...), nên sử dụng các loại thực phẩm có tính mát, giải độc như đậu xanh, đậu đen, rau má...

Bạn nên đi khám và chữa sớm để bệnh nhanh khỏi và không còn chứng ngứa gãi khó chịu nữa.

Chúc bạn vui khỏe.

Theo BS Nguyễn Phan Anh - Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-tri-benh-di-ung-me-day-khi-chuyen-mua-3335.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY