Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Cách trị tê chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường, nhất là các bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt.

Tính chung thì khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay - chân). Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện đái tháo đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh.

Biến chứng thần kinhngoại biên thường xuất hiện sớm và dễ nhận biết với các biểu hiện như đau cơ, cảm giác tê bì, kiếnbò, kim châm; nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân.

Tê chân tay -biểu hiện của biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng thần kinhngoại biên: Thường xuất hiện sớm, Tổn thương chủ yếu ở chi trên và chi dưới, bao gồm các triệuchứng như: cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, đau cơ, nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ởđầu ngón tay, ngón chân. Đau hay tê tự phát vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú. Đặc biệtlà đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động. Đây là dấu hiệu phân biệt với tổn thươngcác mạch máu ở chi dưới trong bệnh đái tháo đường (viêm động mạch chi dưới).

Khi tổn thương thần kinh ngoại biên nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ.Khi đó, cảm giác ở bàn tay bàn chân giảm, mức độ sừng hoá da tăng lên, có thể xuất hiện các ổ loétda giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.


Ngoài ra, còn hainhóm tổn thương do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là:

Biến chứng thần kinh vậnđộng: thường ít gặp hơn. Trong biến chứng này, các dây thần kinh bị viêm với các biểu hiện: sụp mimắt (tổn thương dây thần kinh số 3), lác ngoài (dây thần kinh số 4), liệt mặt (dây thần kinh số 7),mất vận động nhìn ngoài (dây số 6), điếc (dây số 8).

Biến chứng thần kinhthực vật: thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại biên, và được coi là rối loạn thần kinhnội tạng. Có thể gặp như: nhịp tim nhanh khi nghỉ, giảm sự tiết mồ hôi, giảm sự co giãn của đồngtử, giảm trương lực cơ hệ tiêu hoá (buồn nôn, nôn hay đầy bụng sau khi ăn,…), giảm co bóp cơ bàngquang (gây ứ đọng nước tiểu), liệt dương ở nam giới.

Nguyên nhân gâybiến chứng thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường

Cơ chế gây tổn thươngthần kinh ở các bênh nhân đái tháo đường chưa được biết rõ, có thể do tình trạng đường máu cao kéodài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Mặt khác đường máu cao cònsinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh.

Hậu quả là các dây thầnkinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổnthương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khảnăng phục hồi là không thể.

Ngoài việc không kiểmsoát tốt đường máu, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở bênh nhân đái tháođường như: thời gian bị đái tháo đường lâu; tuổi cao (tỷ lệ bị biến chứng thần kinh là 5% ở nhữngbệnh nhân 25-29 tuổi, nhưng tăng cao tới 44,2% ở những người 70-79 tuổi).

Điều trị và ngănngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường

Nếu đang mắc các bệnhliên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thì tê chân tay chính là biến chứng thường gặpvà nguy hiểm của bệnh, cần điều trị sớm theo hướng dẫn sau:

Theo dõi và kiểm soátđường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng Thu*c kiểm soát đườnghuyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, tập luyện thể thao đều đặn, chăm sóc bàn tay,bàn chân hàng ngày (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…) và nên khám sức khỏe định kỳhàng năm để kiểm soát bệnh và phát hiện các biến chứng sớm nhất.

AloBacsi.vn Theo Lê Phương - VnExpress


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-tri-te-chan-tay-o-benh-nhan-dai-thao-duong-n71143.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY