Chuyên đề hôm nay

Cách xử lý chấn thương mắt ở trẻ em

Con tôi năm nay 6 tuổi, cháu rất hiếu động. Một năm qua cháu đã 3 lần bị chấn thương vùng mắt, may mà được cấp cứu kịp thời.

Nay gia đình tôi chuyển đến chỗ ở mới, xa bệnh viện. Xin bác sĩ hướng dẫn cách xử lí chấn thương vùng mắt, để nếu cháu có bị chúng tôi còn sơ cứu trước khi đưa cháu đến bệnh viện.

(Hoàng Thanh Mai - Nghệ An)

Chấn thương ở mắt có thể dẫn đến các tổn thương như: rách giác mạc, kết mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, mù vĩnh viễn... trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn tới Tu vong.   Khi bị chấn thương vùng mắt, bệnh nhân cần được nhanh chóng sơ cứu theo cách sau trước khi đưa đến bệnh viện: nếu bị vật nhọn chọc vào mắt gây rách mi thì không được cử động hay băng bó mắt.   Không nên tự cố gắng lấy dị vật, vật đâm vào mắt vì nó có thể gây tổn hại thêm cho mắt. Tuyệt đối không được mở vành mắt ra xem, không được giụi mắt, không đắp Thu*c, chườm đá hoặc các vật dụng chưa tiệt trùng lên mắt bị thương. 

Nếu bị vật lạ bắn vào mắt hoặc bị chọc vào mắt, cần nhỏ ngay Thu*c kháng sinh như cloroxit 0,04%, băng vô trùng. Khi bị bỏng mắt do hóa chất, cần nhanh chóng rửa mắt với nước muối hoặc bất kỳ nguồn nước sạch nào.   Nếu bị bỏng vôi cần rửa bằng nước đường đặc hay siro vì vôi gặp đường không còn tác hại đến mắt; lưu ý không được dùng nước cất hay nước lã vì nước gặp vôi chưa tôi gây phản ứng nhiệt làm mắt bị bỏng thêm.   Tuyệt đối không được băng kín vì sẽ gây nên dính nhãn cầu và dính mi. Giữ lại các vật gây chấn thương để các bác sĩ có hướng xử lý đúng. Nếu trẻ luôn dụi mắt hoặc phàn nàn là không nhìn rõ, hay thấy rõ gấp đôi bình thường, bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức, có thể mắt bé đang bị tổn thương.     
   AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Thu Hiền - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-xu-ly-chan-thuong-mat-o-tre-em-n23743.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY