Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Cam thảo - Glycyrrhiza uralensis Fisch., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm, cao 30 - 100cm. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, ngắn. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 9 - 17 lá chét hình trứng có mép nguyên. Cụm hoa chùm ở nách lá; hoa tương đối nhỏ, màu tím nhạt. Quả đậu cong hình lưỡi liềm, dài 3 - 4cm, rộng 6 - 8mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2 - 8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng.

Loài Cam thảo nhẵn - Glycyrrhiza glabra L. cũng thường được sử dụng. Cây cao 1 - 1,5m, cũng có rễ dài màu vàng nhạt. Lá kép lông chim lẻ có lá chét nguyên, hình trái xoan tù. Hoa nhỏ màu lơ tím sáng, họp thành chùm dài mọc đứng. Quả đậu thuôn, dẹp, thẳng hoặc hơi cong, không lông, nhỏ hơn loài trên và chỉ chứa 2 - 4 hạt tròn.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Glycyrrhizae, thường gọi là Cam thảo.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Âu á ôn đới, phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Apganistan, Iran... Ta nhập giống từ Trung Quốc và Nga, đem về trồng thử nghiệm ở Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Nội, Hải Hưng nhưng chưa phát triển được rộng rãi. Ở nước ta, Cam thảo trồng được 3 năm thì ra hoa, nhưng tỷ lệ kết quả thấp. Đến 5 năm tuổi, cây ra hoa nhiều và kết quả cao hơn. Thường thì mùa hoa tháng 6 - 7, mùa quả tháng 8 - 9. Người ta thu hoạch Cam thảo vào khoảng năm thứ năm; thường thu vào mùa đông khi cây tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Chải sạch đất bằng bàn chải. Phân loại to, nhỏ và phơi khô. Khi khô được 50%, bó thành bó và sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Thường dùng dưới dạng Sinh thảo, Chích thảo, bột Cam thảo:

Sinh thảo: Rửa sạch nhanh, đồ mềm, thái thành phiến mỏng 2mm khi còn nóng; nếu không kịp thái thì nhúng ngay vào nước lã, ủ mềm để khi thái được dễ dàng. Sau đó sấy hoặc phơi khô.

Chích thảo: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến, dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi sao vàng thơm.

Nếu dùng ít, có thể cắt khúc 5-10cm, cuộn vài lần giấy bản, nhúng qua nước cho đủ ướt, vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi sém thì bỏ giấy, thái lát mỏng.

Bột Cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng tròn, sấy khô, tán thành bột mịn vừa. Bảo quản trong thùng kín, để nơi khô ráo.

Thành phần hóa học

Rễ của Cảm thảo - G. uralensis chứa glucid 4,7 - 10,97%, tinh bột 4,17 - 5,92%. Hoạt chất thuộc nhóm sapanosid là glycyrrhizin; thuộc nhóm flavonoid là liquiritin, liquiritigenin, isoliquiritin, isoliquiritigenin, neo-liquiritin, neoisoliquiritin, licurazid. Rễ Cam thảo nhẵn- G. glabra chứa 20 - 25% tinh bột, 3 - 10% glucose và saccharose, các cumarin, triterpen và các sterol. Dược liệu chứa các hoạt chất saponosid và flavonoid. Thuộc nhóm saponosid, có hoạt chất ngọt là glycyrrhizin, acid liquiritic..; thuộc nhóm các flavonoid có liquiritin, isoliquiritin, liquiritingenin, isoliquiritigenin, licurasid và các hợp chất oestrogen có nhân sterol.

Tính vị, tác dụng

Cam thảo có vị ngọt, tính bình. Sinh thảo có tác dụng giải độc, tả hoả; cam thảo tẩm mật sao vàng (chích thảo) tính ấm, có tác dụng bổ (ôn trung) nhuận phế, điều hoà các vị Thu*c. Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho, tác dụng giải co thắt cơ trơn, gây tăng tiết dịch vị của histamin, tăng bài tiết mật, chống viêm và chống dị ứng, tác dụng oestrogen, tác dụng giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Sinh thảo được dùng chữa cảm, ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Chích thảo dùng chữa tỳ vị hư nhược, ỉa chảy, thân thể mệt mỏi, kém ăn, khát nước do vị hư, ho do phế hư. Ngày dùng 4 - 20g dạng Thu*c bột, Thu*c hãm, nước nấu và cao mềm. Cam thảo còn được dùng trong Đông y chữa loét dạ dày, ruột, có tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ, giảm tiết acid chlorhydric, chữa bệnh Addison... Còn dùng làm tá dược Thu*c viên, Thu*c ho, Thu*c giải độc. Cam thảo còn được sử dụng làm chất thơm trong các hỗn hợp Thu*c xông, làm Thu*c chống co thắt trong các nước uống nhuận tràng; còn dùng để chế nước chiết tinh hay khô, dùng trong mỹ phẩm, dùng chế nước uống giải khát, làm mứt kẹo, tẩm Thu*c lá.

Đơn Thu*c

Chữa ho lao, ho lâu ngày; dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 - 4 lần (Nam dược thần hiệu).

Loét dạ dày; dùng cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 th́a cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.

Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết); dùng Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 -4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.

Chữa mụn nhọt, ngộ độc; dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.

Ghi chú

Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/cam-thao-giai-doc-nhuan-phe/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY