Sức khỏe hôm nay

Căn bệnh khiến trẻ chân thấp chân cao, có thể phát hiện từ lúc sơ sinh nhưng ít ai để ý tới

Cứ 800-1000 trẻ sinh ra sé có một bé trật khớp háng bẩm sinh. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của trẻ nhỏ về sau.

Có thể phát hiện bệnh từ lúc mới sinh

Bệnh nhi N.P.V (3 tuổi) từ khi sinh ra cho đến nay ăn uống, cân nặng hoàn toàn bình thường so với lứa tuổi. Thời điểm bé V bắt đầu tập đi, gia đình phát hiện vai bị lệch hẳn sang một bên.

Tuy nhiên, gia đình vẫn chưa cho đó là sự bất thường và không đi khám. Tới khi bé V biết đi hẳn, bé có biểu hiện như bị chân thấp, chân cao nên đã đưa vào viện thăm khám và được bác sĩ kết luận bị trật khớp háng bẩm sinh.

Mẹ bé V cho biết, lúc bé mới sinh khi thay tã, bỉm bé thường khóc. Mẹ bé không ngờ đó lại là triệu chứng biểu hiện cho bệnh lý của bé.

Theo thống kê của khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm khoa tiếp nhận khoảng 50 đến 70 bệnh nhi đến điều trị phẫu thuật vì bị trật khớp háng bẩm sinh.

Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc căn bệnh này là khoảng 1/800 đến 1/1000 (cứ 800 đến 1000 trẻ sinh ra, có 1 trẻ mắc bệnh). Điều đó cũng có nghĩa nhiều trẻ chưa được phát hiện, đang phải sống chung với căn bệnh này.

Bệnh nhi bị rật khớp háng bẩm sinh đang được điều trị.

TS.BS Hoàng Hải Đức - Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, khi mới sinh ra sẽ rất khó phát hiện. Hiện nay, trật khớp háng bẩm sinh chưa có nguyên nhân rõ ràng. Qua nghiên cứu, giới chuyên môn chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây nên bao gồm: thai ngôi ngược, thiểu ối, gia đình có tiền sử bị trật khớp háng…

Một số biểu hiện giúp gợi ý cha mẹ nghĩ tới căn bệnh này như: Chênh lệch chiều dài của chi (chân); Nếp lằn mông, đùi với bên bị trật khớp háng dài hơn bên lành; Bàn chân trẻ đổ ra ngoài khi trẻ nằm duỗi chân; Khó khăn khi thay bỉm, tã, quần; Khi trẻ lớn bị lệch vai 1 bên, chân đi tập tễnh; Bên chân bị trật khớp háng sẽ yếu hơn …

Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Từ năm 2016 đến nay khoa Chỉnh hình Nhi đã điều trị cho gần 300 ca, tỷ lệ chữa khỏi đạt trên 98%. Chỉ có 4/gần 300 ca bị trật khớp lại hoặc phải mổ lần 2.

Việc đưa ra chỉ định điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng, lứa tuổi và cơ địa của mỗi trẻ. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, trẻ càng lớn thì việc can thiệp càng khó khăn.

    Đánh bay mỡ bụng nhanh chóng với các thực phẩm xanh

  • Những người thận kém sẽ có '1 vàng, 2 trắng, 3 đen', muốn cải thiện sức khỏe của thận cần làm 4 việc

  • Giải mã bí mật của dây rốn quấn quanh cổ: Nỗi sợ hãi của mẹ bầu

"Trật khớp háng có thể điều trị ngay từ khi trẻ còn ở trong độ tuổi sơ sinh đến 6 tháng bằng các loại đai nẹp nhằm nắn chỉnh và duy trì sự nắn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi tối ưu cho đầu trên xương đùi và ổ cối phát triển", TS. Hải Đức nói.

Trẻ từ 6 đến 18 tháng, điều trị trật khớp háng phải kết hợp nắn chỉnh kín và bó bột cố định. Nếu nắn chỉnh kín thất bại thì cũng cần phải phẫu thuật nắn chỉnh mở.

Trẻ trên 18 tháng cần phẫu thuật nắn chỉnh mở, có thể phải cắt xương chậu để tạo hình ổ cối kèm theo cắt sửa trục cổ - chỏm xương đùi.

Bác sĩ Đức khuyến cáo phụ huynh hãy quan sát để sớm phát hiện bệnh, đưa trẻ đi điều trị sớm nhằm hạn chế tốn kém và đạt hiệu quả điều trị cao.

Chi phí điều trị chỉ giao động trong khoảng trên dưới 10 triệu đồng/1 ca. Bởi vậy, nhiều trường hợp đưa con ra nước ngoài chữa bệnh với chi phí lên đến 400 đến 500 triệu đồng là hết sức lãng phí.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/can-benh-khien-tre-chan-thap-chan-cao-co-the-phat-hien-tu-luc-so-sinh-nhung-it-ai-de-y-toi-20200525105013936.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY