Dinh dưỡng hôm nay

Cần bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy rất dễ suy dinh dưỡng và có nguy cơ Tu vong do mất nước, rối loạn điện giải.
Trẻ bị tiêu chảy rất dễ suy dinh dưỡng và có nguy cơ Tu vong do mất nước, rối loạn điện giải. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, ngoài việc bù nước điện giải oresol bằng đường uống thì việc bổ sung kẽm trong quá trình điều trị tiêu chảy cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Kẽm là một vi chất quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và hệ thống miễn dịch của trẻ em. Khi trẻ tiêu chảy thường bị mất một lượng lớn kẽm. Do đó việc bổ sung kẽm trong quá trình điều trị tiêu chảy cho trẻ, sẽ giúp trẻ sớm phục hồi bệnh trong đó hiệu quả rõ rệt là giảm thời gian, mức độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp trẻ tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo sau tiêu chảy.

Việc bổ sung kẽm qua bữa ăn hàng ngày là việc cần thiết để bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi nhanh cân nặng và chức năng đường ruột. Trước hết khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nên được duy trì và tăng dần.

Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tiếp tục tăng trưởng, phục hồi nhanh cân nặng và chức năng đường ruột, gồm khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

Đối với trẻ lớn hơn, giai đoạn mắc tiêu chảy cho trẻ ăn bột, cháo với thịt bò, lòng đỏ trứng, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc...), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Sau khi khỏi tiêu chảy cho bé ăn thức ăn giàu kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn...

Bên cạnh chế độ ăn có thể bổ sung cho trẻ bằng đường uống. Các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý là không được hạn chế trẻ ăn và không nên pha loãng thức ăn.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào bị tiêu chảy cũng cần bổ sung qua đường uống và liều lượng, cân nặng giống nhau chính vì vậy nếu muốn bổ sung kẽm qua đường uống cần sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-bo-sung-kem-cho-tre-tieu-chay-11164.html)

Tin cùng nội dung

  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY