Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cán bộ y tế bế quan để chiến đấu với virus nCoV tại bệnh viện, ngắm con qua smartphone

MangYTe - Không chỉ có bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus phải cách ly, đội ngũ y tế trực tiếp tham gia cuộc chiến chống dịch cũng trong tình trạng bế quan ngay tại bệnh viện để chiến đấu với virus nCoV.

Đến chiều ngày 5/2, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (Đông Anh – Hà Nội) hiện đang điều trị 3 ca dương tính và 57 ca cách ly có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus nCoV. Nơi đây có hàng trăm y bác sĩ đang cùng với các bệnh nhân chiến đấu chống lại dịch cúm corona trong thời gian qua.

TS. BS Trần Văn Giang (Phó Trưởng Khoa Virus lý sinh trùng – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư) chia sẻ: "Là những người trực tiếp làm việc tại môi trường có bệnh truyền nhiễm, đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ai cũng buộc phải nằm lòng với quy trình khử trùng, cách ly nghiêm ngặt. Không chỉ trong giai đoạn dịch cúm corona mà trước các đợt dịch như cúm A, sốt xuất huyết… đội ngũ cán bộ y tế phải tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn đã được ban hành của Bộ Y tế cũng như của bệnh viện.

Ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm thấp, trước khi nhân viên y tế ra về cần đều phải đảm bảo các điều kiện khử khuẩn, vệ sinh cá nhân (tắm rửa, súc miệng, rửa tay…) nhằm hạn chế tối đa nguy cơ có thể mang virus ra ngoài cộng đồng. Sau khi ra khỏi khu cách ly, đồ bảo hộ chuyên dụng cũng sẽ được tiêu hủy theo đúng quy định".

TS. BS Trần Văn Giang (Phó Trưởng Khoa Virus lý sinh trùng – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương).

Đối với đội ngũ y tế chăm sóc bệnh nhân ở những khu vực cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao hơn sẽ được bệnh viện bố trí ăn, ở, sinh hoạt ngay tại cơ sở y tế nhằm hạn chế di chuyển ra khu vực bên ngoài. Hiện tại, toàn bộ đội ngũ y, bác sỹ đều ở lại bệnh viện. Sau giờ làm việc các y, bác sỹ được bố trí khu vực ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi để tiếp tục "chiến đấu" trong những ngày tiếp theo.

Bác sĩ Giang thông tin thêm: "Đây là việc được thực hiện trong rất nhiều đợt dịch như dịch SARS 2003, các nhân viên y tế xác định theo nghề này rồi nên ai nấy đều phải chấp nhận việc "bế quan, quả cảm".

Từ khi bắt đầu nhận những bệnh nhân đầu tiên vào khu cách ly và những bệnh nhân được chuẩn đoán dương tính với virus corona, các y, bác sỹ đã túc trực tại bệnh viện và không về nhà, việc liên lạc với gia đình chủ yếu là qua các phương tiện cá nhân và smartphone.

"Người nhà cũng rất lo lắng khi chúng tôi làm việc tại môi trường dễ bị lây nhiễm, tuy nhiên, gia đình luôn thông cảm và động viên chúng tôi cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ đồng thời bảo vệ bản thân mình tốt nhất có thể, sau đợt dịch lại về đoàn tụ với gia đình.

Cũng như các bác sĩ, những điều dưỡng viên - người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân đang được cách ly điều trị cũng đã không về nhà nhiều ngày nay. Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà (Điều dưỡng trưởng thuộc Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) chia sẻ: "Tôi đã gửi 2 con đến nhà ngoại hơn một tuần nay để an tâm công tác. Nhớ gia đình và các con nhưng đành phải ngắm nhìn con qua ảnh, qua những cuộc gọi face-time".

Chị Hà cho biết thêm: "Tất cả các điều dưỡng viên, bác sĩ trực tiếp tiếp xúc với người bệnh nhiễm nCoV, trong đó có cả những người trực khu sàng lọc, thu dung bệnh nhân và những người trực tiếp điều trị bệnh nhân đều phải ở một khu riêng biệt để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người thân và cộng đồng. Trước và sau khi vào khu trực, chăm sóc bệnh nhân, chúng tôi phải tắm gội bằng nước nóng, thực hiện các bước sát khuẩn, khử trùng và dùng đồ bảo hộ".

"Bên cạnh đó, các y, bác sĩ và đội ngũ cán bộ của bệnh viện còn có nhiệm vụ chăm lo nguồn thực phẩm, bữa ăn cho các bệnh nhân đang cách ly. Người bệnh được cách ly nhiều vòng nghiêm ngặt và bên trong phòng cách ly đều có nhà vệ sinh, ti vi, tủ lạnh cùng tất cả các đồ cơ bản để đảm bảo cho việc sinh hoạt và hồi phục", chị Hà cho hay.

"Là những người đang trong tâm dịch, cũng là những người có chuyên môn chúng tôi đánh giá diễn biến sẽ còn phức tạp. Tuy nhiên, người dân không nên quá hoang mang lo lắng mà cần thực hiện đúng những khuyến cáo đã được Bộ Y tế hướng dẫn để chủ động phòng chống virus nCoV.

Trong những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm do tiếp xúc với người có nguy cơ thì cần đến ngay cơ sở y tế và khai báo thông tin một cách trung thực để tiếp nhận điều trị sớm nhất", bác sĩ Giang chia sẻ.

Kim Dung - Dương Tú

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/can-bo-y-te-be-quan-de-chien-dau-voi-virus-ncov-tai-benh-vien-ngam-con-qua-smartphone-2020020612171201.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi các bệnh viện lớn ở TPHCM được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Vì nhà em ở xa lên tết này em có người nhà ở đó, em đi lên đó chơi tiện em đi khám luôn nhưng không biết ngày nào. Mong Mangyte giúp em với! (Em Dũng - Lâm Đồng) Mangyte cho tôi hỏi mùng 4 tết BV Bạch Mai làm việc chưa? Hôm qua tôi bị đau thắt ngực, hôm nay thì lại không sao nhưng tôi muốn đi kiểm tra tim mạch cho yên tâm. Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)
  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY