Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần chủ động diệt bọ gậy và diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua từ ngày 22/7 đến 28/7, Hà Nội ghi nhận thêm 232 ca mắc sốt xuất huyết và 18 ca mắc sởi, 14 ca mắc tay chân miệng.

Các ca mắc rải rác tại 17 xã, phường, thị trấn thuộc 13 quận, huyện, thị xã. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, số ca mắc sởi trên địa bàn là 1.619 ca, hiện chỉ còn 5 trường hợp đang điều trị.

Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue có xu hướng gia tăng

Cũng trong tuần, 14 trường hợp mắc tay chân miệng được ghi nhận, đưa tổng số ca mắc bệnh này trong gần 7 tháng qua là 372 ca. Đáng chú ý, số ca mắc Dengue có xu hướng gia tăng. Hà Nội ghi nhận thêm 232 trường hợp mắc mới. Các ca mắc rải rác tại 104 xã, phường, thị trấn của 23 quận, huyện, thị xã. Những quận, huyện có số ca ghi nhận cao trong tuần là: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thường Tín, Cầu Giấy, Thanh Trì.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 1.604 ca mắc sốt xuất huyết, hiện còn 212 ca đang điều trị, chưa có trường hợp nào Tu vong.

Sở Y tế Hà Nội đánh giá, mặc dù số ca mắc giảm so với cùng kỳ của giai đoạn 5 năm (2014-2018) và chưa ghi nhận ca bệnh Tu vong nhưng dịch bệnh lại có xu hướng gia tăng nhanh trong các tuần của tháng 7.

Về bệnh sởi, thời gian qua, số ca mắc sởi đã giảm mạnh so với các tuần trước đó. Tuy nhiên, để phòng chống dịch bệnh này, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng phòng bệnh theo quy định.

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết ở quận Hoàng Mai.

Mỗi người dân cần chủ động diệt bọ gậy và diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Nhận định về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian tới, theo các chuyên gia, đây là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, giám sát cho thấy các yếu tố nguy cơ để dịch bệnh sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch vẫn luôn tồn tại như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ...

Đồng thời, thời tiết mùa hè nắng nóng mưa nhiều như hiện nay đang là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển; bệnh chưa có vắc xin phòng, chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu nên dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm 2019.

Vì vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tập trung các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; khẩn trương hoàn thiện Đề án phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn và sớm triển khai thực hiện theo nhiệm vụ cụ thể của từng năm. Trước mắt, căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh của địa phương để có phương án phòng chống dịch theo từng tình huống dịch chi tiết, chủ động vệ sinh môi trường và phun hóa chất diện rộng tại các xã, phường có nguy cơ. Các đơn vị thường xuyên rà soát lại máy móc, trang thiết bị và đảm bảo dự trù, tổ chức mua sắm đầy đủ cơ số Thu*c, hóa chất, trang thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch.

Các chuyên gia nhấn mạnh, một trong những biện pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả, dễ nhớ, dễ thực hiện là mỗi người dân, từng gia đình cần nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết. Ngành y tế thường xuyên phát động mô hình diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng với thông điệp “không có bọ gậy, không có muỗi sốt xuất huyết” nhằm nâng cao ý thức người dân chủ động diệt bọ gậy trong nhà và môi trường xung quanh nhà. Qua đó, mỗi người dân tự lật úp các dụng cụ chứa nước trong nhà, ngoài trời để tìm diệt bọ gậy tại gia đình; áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt như ngủ màn ngay cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, vợt diệt muỗi; phối hợp với chính quyền địa phương trong các chiến dịch vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi.

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc ngành, cơ sở kinh doanh Thu*c trên địa bàn thành phố cung ứng đủ Thu*c cho việc phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Sở Y tế Hà Nội đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh chủ động đề xuất phương án cung ứng Thu*c, liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và chuẩn bị sẵn sàng cơ số phòng chống dịch. Đặc biệt, thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình bệnh dịch sốt xuất huyết để phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại cơ sở khám chữa bệnh, không để xảy ra tình trạng thiếu Thu*c. Sở Y tế đặc biệt nhấn mạnh đến việc các cơ sở khám chữa bệnh không để thiếu Thu*c cho công tác khám chữa bệnh, điều trị sốt xuất và các bệnh có thể phát sinh sau mùa mưa bão, lũ lụt trên địa bàn thành phố.

Với các cơ sở kinh doanh Thu*c, Sở Y tế yêu cầu chuẩn bị nguồn Thu*c có chất lượng, giá thành hợp lý để ưu tiên cung ứng kịp thời, đầy đủ cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh và điều trị cho người dân mắc bệnh dịch.

Nguyễn Mi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/them-232-truong-hop-mac-sot-xuat-huyet-o-ha-noi-n161209.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY