Tâm lý hôm nay

Cần thận trọng khi đưa con đi chữa bệnh tự kỷ

Không ít phụ huynh ở các tỉnh thành bỏ cả công ăn việc làm để đưa con về hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM chữa bệnh.

Chỉ riêng trong con hẻm số 236 đường Điện Biên Phủ (phường 17, quậnBình Thạnh, TPHCM) đã có hơn mười hộ cho người từ các tỉnh lên thuê phòng trọ để tiện đếncác cơ sở điều trị gần đó chữa bệnh tự kỷ cho con.

Theo chia sẻ của các phụ huynh, họ thật sự bối rối khi có khá nhiềutrường dành cho trẻ tự kỷ trên địa bàn này với nhiều chương trình điều trị khác nhau, nơi nào cũnghứa hẹn kết quả tốt đẹp. Vậy các bậc phụ huynh nên đưa con đến đâu để được chẩn đoán, điều trị hiệuquả nhất?

Bác sĩ - Chuyên gia tâm lý Phạm Ngọc Thanh    

Cuộc trò chuyện với BS Phạm Ngọc Thanh - nguyên Trưởng khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng I, hiệnlà cố vấn cho khoa Tâm lý của bệnh viện này - sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Thưa bác sĩ, có phải là dễ dàng phát hiện ra trẻ bị tự kỷ chỉ qua một, hai dấu hiệuđặc trưng?

Nhiều người chẩn đoán trẻ bị tự kỷ chỉ căn cứ vào dấu hiệu trẻ thích ngồi một mình, không muốntiếp xúc với người lạ hoặc trẻ trên 2 tuổi mà chưa biết nói, nhưng đó chỉ là hai trong nhiều dấuhiệu để xác định trẻ tự kỷ. Nếu chỉ căn cứ vào hai dấu hiệu đó thì có thể nhầm lẫn với các bệnhkhác như trầm cảm hoặc chậm nói.

Trong từ một đến ba năm đầu đời, trẻ rất cần sự gần gũi, chăm sóc của cha mẹ. Những đứa trẻ cócha mẹ đi làm xa hoặc ít được cha mẹ quan tâm rất dễ rơi vào trầm cảm.

Biểu hiện bệnh của những cháu đó là hay sợ hãi, không thích tiếp xúc với người lạ, chỉ thíchchơi một mình. Một số trẻ ngồi xem tivi suốt ngày, không cần có người trò chuyện.

Do chỉ tiếp xúc với thông tin một chiều, không có nhu cầu phản hồi trong một thời gian dài, trẻsẽ bị chậm nói.

Việc điều trị hai bệnh này có lẽ không phức tạp như điều trị tự kỷ?

Cả trầm cảm và chậm nói đều có thể chữa khỏi, khác với bệnh tự kỷ là hầu như phải chung sốngsuốt đời. Trẻ bị trầm cảm có thể được chữa trị bằng cách cha mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện vàchơi với trẻ.

Còn trẻ chậm nói thì cha mẹ cũng cần thường xuyên trò chuyện, dạy cách phát âm, cùng trẻ chơi,đọc sách, xem tivi trong khoảng từ một đến hai giờ mỗi ngày.

Liệu các bậc cha mẹ có dễ dàng phát hiện con mình bị bệnh tự kỵ không, thưa bácsĩ?

Từ nhỏ, cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu khác thường ở trẻ, ví dụ trẻ không nhìn vào mắt cha mẹ,không quay đầu nhìn lại khi được gọi tên, không biết chỉ bằng ngón trỏ để nhờ cha mẹ lấy một vật ởtrên cao hoặc để bày tỏ sự quan tâm đến một vật bằng cách vừa chỉ vào đồ vật, vừa hướng nhìn vềphía cha mẹ (dấu hiệu này còn được gọi là sự chú ý liên kết).

Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ tự kỷ ở giai đoạn đầu không dễ dàng vì biểu hiện của bệnh ở cácbệnh nhân rất khác nhau. Càng khó phát hiện khi đứa trẻ bị tự kỷ dạng nhẹ, chỉ lầm lì, ít nói,không thích giao tiếp, vài năm sau chúng sẽ trở thành những đứa trẻ hơi lập dị.

Như vậy thì hẳn là có một số người bị tự kỷ nhẹ mà mọi người không biết?

Đúng thế! Có những người tỏ ra "vô duyên" khi nói chuyện thiếu logic, hay nói lảng sang chuyệnkhác hoặc tỏ ra lập dị vì ít nói, khó thích nghi hoặc không thể hòa nhập được với mọi người. Thựctế thì họ bị tự kỷ dạng nhẹ mà không ai hay biết.

Trước đây, bệnh tự kỷ được xem là một bệnh về tâm thần, nay y học định nghĩa tự kỷ là một rốiloạn phát triển thần kinh.

Xin bác sĩ nêu ra vài dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh này?

Có ba nhóm dấu hiệu ở trẻ mà cha mẹ nên lưu tâm. Đầu tiên là nhóm dấu hiệu chỉ sự khiếm khuyếttrong quan hệ xã hội, bao gồm:

- Kém tiếp xúc bằng mắt, không nhìn thẳng vào mặt người đối diện khi trò chuyện. Dấu hiệu này cóthể nhận biết khi trẻ chỉ vài tháng tuổi.

- Không thiết lập được các mối quan hệ với người khác, ngay cả với cha mẹ, người thân trong giađình vì trẻ chỉ thích chơi một mình.

- Không biết chia sẻ sự quan tâm của mình với người khác, ví dụ không dùng ngón tay để chỉ vàovật mình thích hoặc không biết gọi để gây chú ý cho người khác.

- Không thích bồng ẵm, vuốt ve, mà chỉ thích nằm chơi một mình. Biểu hiện này dễ làm cha mẹnhầm, cứ tưởng bé dễ tính, dễ nuôi.

- Nhóm dấu hiệu thứ hai là các khiếm khuyết trong giao tiếp:

- Chậm nói hoặc không biết nói, không biết gọi ba mẹ, chỉ la hét.

- Biết nói nhưng không thiết lập được mối quan hệ với những người xung quanh.

- Nhại lời người khác hoặc phát ra ngôn ngữ không có nghĩa.

- Không biết chơi các trò cần có trí tưởng tượng (đánh trận giả, đóng vai thầy cô…).

- Cuối cùng là nhóm dấu hiệu bất thường về hành vi, bao gồm:

- Các hành vi định hình như đi nhón chân, quay vòng tròn, ngắm nhìn tay, nghiêng đầu, vẫytay…

- Chỉ chơi vài trò đơn điệu như quay bánh xe, xếp các đồ vật thành hàng, quăng ném đồ chơi đểtạo ra âm thanh…

- Có một số thói quen đặc biệt cứng nhắc, ví dụ thích xem tivi, chỉ đọc một cuốn sách nào đó, ănmột món ăn hoặc dùng một cái chén nhất định, thích mặc một màu áo…

- Chỉ quan tâm đến một chi tiết trên đồ vật.

Khi trẻ có tối thiểu sáu dấu hiệu nói trên và thuộc cả ba nhóm thì cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơichuyên khoa để khám và điều trị
Hiện có khá nhiều trung tâm, trường chuyên cho trẻ bị tự kỷ. Tại đó, kết quả chẩn đoán đôi khikhác nhau khiến phụ huynh vô cùng bối rối…

Tôi xin lưu ý rằng chỉ có bác sĩ chuyên khoa, tức là chuyên về tâm thần hoặc tâm lý trẻ em mớichẩn đoán được bệnh, còn giáo viên ở các trường hầu như không có đủ năng lực khám và chẩn đoán bệnhtự kỷ.

Cũng xin lưu ý là bằng kiến thức và kinh nghiệm, chuyên gia có thể phát hiện bệnh tự kỷ chỉ quaquan sát các dấu hiệu, chứ không cần đến các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, tóc, chụpMRI, CT não… Phụ huynh nên cảnh giác với những đề xuất đó để tránh "tiền mất tật mang".

Vậy đâu là nơi khám và điều trị bệnh tự kỷ đáng tin cậy?

Tôi khuyên phụ huynh nên đưa con đến khám tự kỷ tại khoa Tâm lý của các BV Nhi Đồng Ivà Nhi Đồng II, khoa Tâm thần nhi của BV Tâm thần TPHCM, Phòng khám Tâm Gia An(122B Trần Đình Xu, quận 1), BV Thánh Mẫu (118 Bành Văn Trân, quận Tân Bình).

Tôi cũng khuyến cáo phụ huynh không nghe những lời quảng cáo chữa được bệnh tự kỷ vì cho đếnnay, nguyên nhân của bệnh tự kỷ vẫn chưa được khẳng định rõ ràng, y học cũng chưa tìm ra Thu*c chữalành được bệnh này.

Chúng ta chỉ mới có Thu*c để chữa các triệu chứng kèm theo như động kinh, triệu chứng hung hăngthiếu kiểm soát, bệnh tăng động kém tập trung, trầm cảm… Xin lưu ý rằng việc dùng Thu*c chống loạnthần ở trẻ em cần được cân nhắc để tránh những tác động phụ có thể nguy hiểm cho trẻ.

Liệu di truyền có phải là yếu tố góp phần gây bệnh?

Có đến hai nhóm yếu tố góp phần tạo ra bệnh là gien và môi trường. Yếu tố di truyền từ ngườicha bị tự kỷ là khá phổ biến, còn tỷ lệ bệnh của những đứa trẻ có anh chị mắc bệnh tự kỷ chiếmkhoảng 5%.

Yếu tố môi trường rất đa dạng, chẳng hạn tình trạng sức khỏe yếu kém của người mẹ lúc mang thai,trẻ bị ngạt khi sinh hay sinh thiếu tháng, trẻ mắc bệnh quanh thời kỳ chu sinh (từ lúc bào thai 5tháng tuổi đến một tuần sau khi ra đời) nên bị ảnh hưởng đến não.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp bị nhiễm chất độc như chì và thủy ngân.

Phát hiện ra bệnh tự kỷ trong khoảng thời gian trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi được xem là may mắn vìcan thiệp càng sớm càng đạt được hiệu quả cao.

Liệu can thiệp sớm sẽ đạt hiệu quả đến đâu khi mà Thu*c đặc trị vẫn chưa có?

Sự phát triển của một đứa trẻ không chỉ thể hiện ở chiều cao và cân nặng, mà còn ở nhiều kỹnăng như nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ, hành vi, vận động, dục năng…

Trẻ tự kỷ thường kém về nhận thức và ngôn ngữ, thường biểu hiện hành vi khác thường như xé giấy,vẫy tay liên lục, hung hăng…

Việc can thiệp sớm, mà cơ bản là hướng dẫn trẻ chứ không sử dụng Thu*c, sẽ cải thiện được cáchđi (không nhón chân nữa), dạy cách ứng xử (biết phép lễ độ), cách nhìn thẳng khi trò chuyện, biếtlắng nghe, biết chỉ đồ vật, cách giao tiếp bằng cử chỉ và hình ảnh trước khi trẻ biết nói.

Việc can thiệp sớm có giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng ngôn ngữ không, thưa bácsĩ?

Các bậc cha mẹ không nên kỳ vọng việc điều trị sẽ giúp đứa trẻ tự kỷ biết nói và đi học được.Một số lời quảng cáo giúp trẻ tự kỷ biết nói trong vòng vài tháng theo tôi là không đáng tin. Việccải thiện khả năng ngôn ngữ cho một đứa trẻ tự kỷ là điều không thể dự đoán trước.

Mục tiêu của can thiệp là giúp trẻ sống tự lập (tự ăn uống, đi vệ sinh), hạn chế các hành vikhác thường và có thể cải thiện các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Cha mẹ luôn là nhữngngười có vai trò qua trọng nhất trong việc phát hiện và điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ.

Vậy cha mẹ nên dành cho con bị tự kỷ mỗi ngày bao nhiêu thời giờ là đủ? Liệu có nênbỏ việc để bên con suốt ngày như một số phụ huynh đã làm?

Tôi cho là không cần thiết và cũng không nên bên con suốt ngày. Có thể cho trẻ đến trường hoặcthuê người trông trẻ, chơi với trẻ. Cha mẹ nếu bỏ việc để suốt ngày bên đứa con tự kỷ thì rất dễ bịstress và trầm cảm.

Thời gian lý tưởng nhất là ở bên trẻ là tám giờ mỗi ngày, nhưng điều này xem ra rất khó thựchiện vì không phải ai cũng có thể đi làm một buổi, buổi còn lại dành cho con.

Tôi chỉ khuyên các phụ huynh là cha và mẹ mỗi người dành cho con ít nhất một giờ mỗi ngày. Tuyệtđối không nên phó mặc con cho nhà trường hoặc người giúp việc.

Dạy dỗ trẻ tự kỷ là việc không dễ dàng, hầu như cha mẹ phải cùng con chống chọi với căn bệnh nàysuốt cả đời nên hãy cố gắng kiên nhẫn và dịu dàng với con.

Có một người lớn bị tự kỷ sau khi cải thiện được chức năng ngôn ngữ đã viết về một trong nhữngmong ước của mình là "Con mong cha mẹ hãy yêu thương con với một tình yêu vô điều kiện".

Phụ huynh hẳn cũng cần được hướng dẫn cách nuôi dạy trẻ tự kỷ, vậy bác sĩ có thể chobiết hiện đã có lớp học nào dành cho phụ huynh chưa?

Hiện chỉ có khoa Tâm lý của BV Nhi Đồng I tổ chức lớp học cho phụ huynh ba tháng mộtlần, bao gồm hai buổi lý thuyết và bảy buổi thực hành. Phụ huynh có nhu cầu có thể liên hệ số điệnthoại 0908323623 của khoa để được hướng dẫn.

Trường chuyên biệt Khai Trí cũng có tổ chức lớp học cho phụ huynh nhưng dường như lịch không cốđịnh. Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm đọc những hướng dẫn cần thiết trên trang

http://www.giuptrephattrien.com.

Nếu muốn cho con vào trường dành cho trẻ tự kỷ, bác sĩ có cho được địa chỉ tin cậykhông?

Theo tôi, phụ huynh nên chọn các trường đã được hướng dẫn bởi các chuyên viên tâm lý của BV Nhi Đồng I. Một số trường mà tôi biết là:

- Trường chuyên biệt Hướng Dương (87/22/10 đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình).
- Trường chuyên biệt Khai Trí (214/25F Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh).
- Trường chuyên biệt tư thục Ước Mơ (354/5 Lý Thường Kiệt, quận 10).
- Trường Mầm non chuyên biệt Sương Mai (228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3).
- Trường Mầm non chuyên biệt Tuổi Ngọc (625/2 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh).
- Trường chuyên biệt Gia Định (280 Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh).


Xin cảm ơn bác sĩ về những hướng dẫn trên!

Theo Thanh Nhã - Doanh nhân Sài Gòn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/can-than-trong-khi-dua-con-di-chua-benh-tu-ky-n188911.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY