Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Cẩn thận với biến chứng tiêu hóa ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên toàn bộ các tế bào và hệ cơ quan trong cơ thể. Trong đó biến chứng hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao.

Trên suốt đường tiêu hóa có thể thấy các rối loạn gây ra do đường máu cao, những triệu chứng điển hình có thể kể đến như sau:

Thực quản

Rối loạn vận động thực quản: bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ và than phiền về chứng khó nuốt, thức ăn bị nghẹn, cảm giác nóng bỏng ở ngực do trào ngược dạ dày - thực quản, thậm chí đau ngực (dễ nhầm với cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim).

Khi có triệu chứng trên, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân soi thực quản để loại trừ các nguyên nhân khó nuốt khác như: u thực quản, viêm thực quản, nhiễm nấm thực quản.

Dạ dày

Liệt dạ dày do đái tháo đường lâu ngày cũng là một biến chứng rất thường gặp, có thể tới 30-50% bệnh nhân mắc bệnh lâu năm. Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn, cảm giác no đến sớm khiến bệnh nhân không thể ăn được nhiều. Nôn ra lượng thức ăn nhiều sau khi ăn đã lâu là một triệu chứng rất có giá trị gợi ý đến liệt dạ dày do đái tháo đường. Chán ăn và nôn khiến cho bệnh nhân gày sút, suy dinh dưỡng, có thể thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Vì dạ dày bị liệt làm cho thức ăn lưu lại ở đó lâu hơn dẫn đến khá nhiều hệ quả khác như: hạ huyết áp sau khi ăn (dễ bị ngất, đột quỵ) do dịch tiêu hóa chậm hấp thu; thức ăn có thể bị kết thành khối trong dạ dày gây tắc nghẽn phải nội soi cắt nhỏ và gắp từng phần ra khỏi dạ dày.

Đặc biệt, việc thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu còn ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định đường máu. Khả năng làm rỗng dạ dày nhanh hay chậm có thể ảnh hưởng tới 35% sự dao động đường máu sau khi ăn mặc dù chúng ta ăn với khối lượng bữa ăn giống nhau.

Mặt khác, Thu*c uống cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu nên đường máu sau ăn bị dao động nhiều. Với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, liều insulin thường phải giảm đi để tránh bị hạ đường huyết sau ăn do thức ăn chưa kịp đưa xuống ruột để được tiêu hóa.  

                                                                     Theo ThS. Nguyễn Huy Cường - Hasandermapharm

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/can-than-voi-bien-chung-tieu-hoa-o-benh-nhan-tieu-duong-n15364.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY