Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cẩn trọng với thời tiết nắng nóng, dịch bệnh kéo dài

Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều dịch bệnh nguy hiểm vào mùa trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ người già và trẻ nhỏ.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ nhập viện gia tăng.

Ghi nhận tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội, thời tiết nắng nóng kéo dài khiến không ít bệnh nhân nhập viện. tại khoa cấp cứu, bệnh viện lão khoa trung ương những ngày gần đây, lượng bệnh nhân nhập viện do liên quan tới nhiệt độ có xu hướng tăng hơn; phần lớn gặp những bệnh ở người cao tuổi, trong đó có nhóm bệnh về tim mạch như cơn tăng huyết áp, đột quỵ, về hô hấp hay gặp viêm phổi và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bác sĩ Quang Thắng- Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ: “Người cao tuổi khi đến giai đoạn lão hóa, khả năng đáp ứng nhiệt độ mội trường kém, làm bệnh mãn tính như bệnh tăng huyết áp, gặp nhiệt độ thay đổi, sẽ làm chuyển hướng tiêu cực dễ dẫn đến đột quỵ, tăng huyết áp cao, viêm phổi rơi vào bệnh nhân nằm trong môi trường điều hòa, di chứng mạch máu não”.

Tại bệnh viện đa khoa đan phượng, số lượng bệnh nhân trong tháng 6 tăng hơn 1.000 bệnh nhân so với tháng trước đó. còn tại bệnh viện nhi trung ương, những ngày qua cũng ghi nhận số trẻ nhập viện do các bệnh liên quan tới thời tiết, dịch bệnh tăng.

Theo Tiến sĩ Lê Ngọc Duy- Trưởng khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương, các bậc phụ huynh cần chú ý chế độ dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước, bảo đảm “ăn chín, uống sôi”, nguồn thức ăn phải tươi, sạch. Trong mùa nắng nóng nên cho trẻ ở trong nhà thoáng khí, mát mẻ; hạn chế để trẻ vui chơi hoặc đi đến những nơi đông người, tránh bị lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19. Đồng thời, chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch; dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…

“Bệnh mùa nắng nóng không thực sự đáng sợ, nhưng nếu lơ là, chủ quan, không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh sẽ có thể chuyển biến nặng. Vì vậy, ngoài việc thực hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, giữ môi trường sống lành mạnh, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý theo sát trẻ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện và xử lý kịp thời”- Tiến sĩ Lê Ngọc Duy khuyến cáo.

Nguy hiểm hơn, nhiều dịch bệnh cũng đang trong thời điểm vào mùa, ts.bs nguyễn văn lâm- giám đốc trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện nhi trung ương cảnh báo các bậc phụ huynh về căn bệnh viêm não nhật bản.

Ông cho biết: viêm não nhật bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não nhật bản gây nên, đây là virus gây viêm não hàng đầu châu á, trong đó có việt nam. bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi. viêm não nhật bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ Tu vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

“hiện nay, tuy đa số các trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh do sức đề kháng kém, chưa tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm không đủ số mũi. các bà mẹ có con lớn tuổi mắc viêm não nhật bản hầu hết đều cho rằng con đã được tiêm phòng tiêm phòng 3 mũi đầy đủ đến 2 tuổi. nhưng đây là quan niệm sai lầm khiến gia tăng trẻ lớn mắc bệnh. các bậc cha mẹ nên tiêm phòng cho con mình đầy đủ và tiêm nhắc lại 3-5 năm một lần đến năm 15 tuổi”- ts.bs nguyễn văn lâm nhấn mạnh.

Được biết, chỉ trong khoảng 2 tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhi nhập bệnh viện nhi trung ương vì bệnh viêm não nhật bản tăng đột biến. tính từ đầu tháng 5 đến nay, trung tâm bệnh nhiệt đới trẻ em - bệnh viện nhi trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 20 trường hợp trẻ bị viêm não nhật bản.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/can-trong-voi-thoi-tiet-nang-nong-dich-benh-keo-dai-5656529.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rút VNNB.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY