Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh báo mùa cao điểm sốt xuất huyết và những điều cần biết

Thời điểm tháng 10, 11 do thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển và SXH lan rộng, bệnh có thể diễn biến nhanh từ thể nhẹ sang thể nặng không tiên lượng trước được.

Theo thống kê của sở y tế hà nội, tính đến đầu tháng 10/2020, hà nội đã ghi nhận gần 3.000 ca mắc Sốt

Bệnh SXH thường mở đầu bằng triệu chứng sốt đột ngột nhanh chóng đạt tới 39-40 độ C. Cùng với sốt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu (nhất là nhức 2 hốc mắt), đau mỏi các cơ khớp... Sốt liên tục, thường kéo dài 5-7 ngày (có một số ít trường hợp có thể sốt tới 8-10 ngày).

Xuất huyết là triệu chứng giúp dễ nhận biết được trên lâm sàng.

 - Ảnh 1.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng trên đây (đủ để chẩn đoán ở cộng đồng), ở các cơ sở y tế, người bệnh thường được làm các xét nghiệm máu (số lượng tiểu cầu thường hạ dưới 100 x 109/l). Ở các bệnh viện lớn có thể làm xét nghiệm MAC - ELISA để xác định chẩn đoán.

Nhận biết các cấp độ của bệnh

Bệnh sxh xảy ra gồm 3 mức độ khác nhau là sxh, sxh có dấu hiệu

Sxh có dấu hiệu cảnh báo gồm các triệu chứng lâm sàng của sxh đã nêu trên và kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như vật vã, lừ đừ, li bì. bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; nôn nhiều, SXH chưa có vaccine để phòng bệnh và Thu*c đặc hiệu để điều trị. Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh SXH như tránh muỗi đốt kể cả ban ngày; diệt bọ gậy, muỗi, lăng quăng và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi; đồng thời thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh SXH cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/canh-bao-mua-cao-diem-sot-xuat-huyet-va-nhung-dieu-can-biet-2020101609470372.chn)

Tin cùng nội dung