Kinh tế xã hội hôm nay

Cảnh báo T*i n*n đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

Mùa hè đã đến tình trạng đuối nước trẻ em thời gian gần đây đang gióng lên một hồi chuông báo động, đòi hỏi các cơ quan chức năng, cơ sở giáo dục và ngay trong mỗi gia đình, cá nhân cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng chống đuối nước trẻ em.

Những vụ T*i n*n đuối nước thương tâm diễn ra liên tục suốt những ngày vừa qua ở một số địa phương đã khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Nhất là trong thời điểm mùa hè, thời tiết nắng nóng, nên tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị đuối nước khi tìm ra sông, suối, ao hồ để tắm, vui chơi.

Mới đây Sở Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) có Văn bản số 1272/SLĐTBXH BVCSTE&BĐG về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019.

Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và bản thân trẻ em về phòng, chống đuối nước trẻ em. Tăng cường tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong thời gian nghỉ Hè, mùa mưa bão, chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống T*i n*n, thương tích trẻ em nói chung và phòng, chống đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em. Đồng thời, chỉ đạo các nhà trường chú trọng việc giáo dục, phổ biến cho học sinh về phòng, chống đuối nước trước khi nghỉ hè.


Ảnh minh họa

Tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện việc xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn, phòng, chống T*i n*n thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, phòng, chống T*i n*n đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm. Rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra T*i n*n đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra T*i n*n đuối nước như ao, hồ, sông ngòi, khu vực nước sâu, nguy hiểm, các công trình xây dựng đang thi công,... để có các biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em.

Quan tâm đầu tư, tổ chức các lớp học bơi, an toàn trong môi trường nước phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý và sử dụng có hiệu quả các điểm vui chơi tại cộng đồng; tăng cường sử dụng thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục, thể thao phục vụ trẻ em trong dịp hè.

Đuối nước trẻ em gia tăng trong dịp hè

Hồi cuối tháng 3, vụ việc 8 em học sinh đuối nước thương tâm trên sông Đà gây ra nỗi đau, mất mát rất lớn với gia đình các em. Cụ thể, nhóm 10 em học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 được nghỉ học nên cùng nhau ra bãi sông Đà đoạn qua phường Thịnh Lang (TP. Hòa Bình) đá bóng, chơi đùa sau đó xuống sông tắm. Trong số 10 học sinh nói trên, chỉ có 2 em còn sống gồm 1 em bơi được vào bờ, 1 em không biết bơi nên từ chối xuống sông cùng các bạn.

Hay vụ đuối nước xảy ra chiều 14/4 khiến ba anh em ruột ở Hòa Bình (12, 11 và 9 tuổi) đi chăn trâu ở khu vực đập Rộc Lá, xã An Lạc, Lạc Thủy và bị ch*t đuối .

Vào ngày 29/4 tại Nghệ An 5 em học sinh rủ nhau ra sông Hiếu đoạn chạy qua phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa, Nghệ An để tắm mát. Trong lúc tắm, không may 2 chị em ruột là Trần Kim X. (SN 2006) và Trần Văn L. (SN 2008, trú tại xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn) và em Phùng Thị M. (SN 2011, trú tại phường Long Sơn) bị đuối nước Tu vong. Phát hiện các bạn bị đuối nước, 2 em còn lại chạy về nhà nhưng không báo cho người thân. Đến 16h cùng ngày, khi không thấy 3 em trở về, gia đình mới hỏi chuyện và biết con bị đuối nước.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-tai-nan-duoi-nuoc-o-tre-em-trong-mua-he-n156849.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY