Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

CẬP NHẬT: Cả nước hối hả chống dịch COVID-19

Tại Việt Nam, trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, có nguy cơ lây nhiễm ra một số tỉnh. Thủ tướng yêu cầu thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch”, các khu vực nguy cơ cao tại TP Đà Nẵng; tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm.

Cập nhật tình hình cách ly theo dõi và điều trị bệnh nhân có triệu chứng và dịch tễ liên quan đến COVID-19 cộng dồn cho đến hiện tại đã có tổng cộng có 247 người bệnh đã được cách ly theo dõi tại các khu cách ly của các bệnh viện, trong đó 211 trường hợp đã được làm xét nghiệm chẩn đoán (8 dương tính, 125 âm tính, 78 đang chờ kết quả).

Sóc Trăng tiếp nhận, cách ly 140 công dân từ Canada về nước

Sáng ngày 4/8, Đại tá Trần Văn Lâu - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng cho biết, tối ngày 3/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tiếp nhận và cách ly tập trung 140 công dân Việt Nam từ Canada về nước tại Trường Quân sự tỉnh.

Các công dân tiếp nhận đợt này gồm: Trẻ em dưới 18 tuổi, du học sinh không có nơi lưu trú do trường học và ký túc xá đóng cửa, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động, người ốm đau và một số khách du lịch bị kẹt lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19…

Trong thời gian 14 ngày cách ly tập trung, các công dân sẽ được kiểm tra sức khỏe, phục vụ ăn miễn phí 3 bữa/ngày. Được cấp miễn phí khăn mặt, khẩu trang, nước uống, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng và các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Đại tá Trần Văn Lâu cho biết thêm: Để các công dân có nơi ăn, ở, sinh hoạt cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Quân khu 9 giao, mọi công tác đã được chuẩn bị từ trước để sẵn sàng đón tiếp công dân từ Canada về khu cách ly tập trung. Đối với các nhân viên lái xe sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được cách ly riêng; các phương tiện vận chuyển cũng được khử trùng theo đúng quy định.

Theo Đại tá Trần Văn Lâu, ngay từ những ngày đầu có dịch, cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đã xác định công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh trong thời bình. Lãnh đạo đơn vị đã tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh triển khai kế hoạch tiếp nhận, cách ly y tế đối với công dân Việt Nam từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch về Việt Nam cách ly tập trung tại các cơ sở của tỉnh Sóc Trăng.

Bác sĩ Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng cho biết khi các hành khách về đến nơi, cán bộ y tế của Trung tâm đã thực hiện điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 gửi lên Viện Pasteur TPHCM ngay trong đêm 3/8 và sáng ngày 4/8.

Ngày 4/8, Bệnh viện (BV) Quốc tế City tiếp tục thông báo tạm ngưng hoạt động cũng như tiếp nhận bệnh nhân cho đến khi có thông báo mới.

Trước đó, BV Quốc tế City đã tiếp nhận 2 ca mắc COVID-19 là bệnh nhân 449, 450 từ Đà Nẵng vào, Sở Y tế đề nghị BV này tạm ngưng nhận bệnh nhân và điều trị đến ngày 3/8.

Ngay sau đó, BV cho biết đã tạm ngưng khám và tiếp nhận người bệnh mới vào khu điều trị nội trú để hoàn tất khử khuẩn và chờ các nhân viên BV có kết quả xét nghiệm lần 1.

Tuy nhiên, đến ngày 4/8, BV Quốc tế City tiếp tục thông báo sẽ tạm ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới để tăng cường phòng chống dịch COVID-19.

“BV cũng đã chuẩn bị tất cả các phương án tiếp nhận và điều trị: chuẩn bị giường bệnh, các trang phục, vật tư y tế, quần áo bảo hộ, các trang thiết bị y tế đầy đủ để phục vụ cho công tác phòng chống COVID-19 tại BV” – đại diện BV Quốc tế City cho biết.

Ghi nhận tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TPHCM trong sáng ngày 4/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, Thành phố có 69 ca phát hiện mắc COVID-19, trong đó 61 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.

Đối với 8 bệnh nhân còn lại đang cách ly điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới, tất cả các bệnh nhân đang ổn định, không sốt, không ho, không khó thở.

Có 354 người có triệu chứng viêm hô hấp đang được cách ly theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán tại các khu cách ly của các bệnh viện. Không trường hợp nào có triệu chứng nặng, 309 trường hợp đã có kết quả âm tính, 45 trường hợp còn lại đang chờ kết quả.

Về tình hình giám sát người về từ vùng dịch, số trường hợp đang cách ly tập trung trong ngày là 1.479 trường hợp. Trong đó khu cách ly tập trung của thành phố là 1.112 người (tổng cộng 12.730 người lũy tích cách ly tại khu cách ly quận, huyện, trong đó có 11.618 người đã qua 14 ngày theo dõi).

Cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 367 người (tổng cộng 2.343 người lũy tích cách ly tại khu cách ly quận, huyện, trong đó có 1.976 người đã qua 14 ngày theo dõi). Công suất cách ly tập trung của quận, huyện hiện nay là 1043 giường.

Số trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú trong ngày ghi nhận có 8.589 người (tổng cộng 21.530 người lũy tích được cách ly tại nhà, trong đó có 12.941 người đã qua 14 ngày theo dõi).

Đối với những người đến từ Đà Nẵng (từ ngày 1/7): đã có 32.070 người đến từ Đà Nẵng kể từ ngày 1/7 khai báo y tế tại 24 quận, huyện để được cách ly y tế theo quy định, trong đó 21.260 người đã được lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện 6 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Người phụ nữ đến dự đám cưới ở Huế, trở về Bình Dương và đang được cách ly y tế. Người này được cho là ngồi chung bàn với ca nhiễm thứ 589. Hiện, cơ quan chức năng đang có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1.

Cụ thể, N.l.T (SN 1983, ngụ phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) là được cho là F1 có tiếp xúc với bệnh nhân số 589.

Quá trình đi lại của bà T. từ ngày 21/7 đến 27/7 như sau: ngày 21/7 bà T. đi từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Đà Nẵng. Ngày 22/7, bà T. dự đám cưới tại nhà hàng For You Palace (Đà Nẵng). Ngày 23/7, bà Thủy theo đoàn rước dâu ra Huế.

Chiều 23/7, bà T. dự tiệc cưới tại nhà hàng Hoa Hồng và ngồi chung với bệnh nhân 589. Ngày 24/7, bà T. về chơi ở Quảng Trị rồi trở lại sân bay Huế về TP.HCM trên chuyến VJ 307, số ghế 134, sau đó bà Thủy đón Grap về Bình Dương.

Ngày 26/7, bà T. đến spa L.A trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phú Thọ, đến chiều cùng ngày đến quán ăn gà tiềm ớt hiểm trong khu dân cư, phường Chánh Nghĩa.

Từ ngày 27/7 đến 2/8, bà T. tự cách ly tại nhà. Tối 2/8, bà Thủy được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly y tế đường Hoàng Hoa Thám, phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một. Thống kê cho thấy, bà T. tiếp xúc với 11 người sau khi về lại Bình Dương.

Cơ quan chức năng đã gửi mẫu dịch tễ của bà T. đi xét nghiệm và có kết quả âm tính lần 1.

Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến nay, Bình Dương không có trường hợp mắc COVID-19.

Tổng số trường hợp có liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng được phát hiện và khai báo y tế là 4.193 trường hợp; hiện tại cách ly y tế tập trung 27 trường hợp, cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú 3.022 trường hợp và tự theo dõi sức khỏe tại nhà 1.144 trường hợp.

Nhóm PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/xa-hoi/cap-nhat-ca-nuoc-hoi-ha-chong-dich-covid19-1699473.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi