Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cắt đôi que xét nghiệm HIV, bớt xén vật tư nguy hiểm thế nào?

Vì muốn bớt xét test thử xét nghiệm HIV, viêm gan B, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã cắt đôi que xét nghiệm khiến dư luận bức xúc.
Cắt đôi test thử nhanh HIV tại BV Xanh pôn.

Giống như các phòng xét nghiệm trên cả nước, Khoa Vi sinh của bệnh viên Xanh Pôn cũng sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B do Nhật Bản sản xuất. Tuy nhiên, quy trình thao tác của những kỹ thuật viên tại đây lại khác hẳn hướng dẫn sử dụng.

Sau khi bóc lớp giấy bảo vệ ra khỏi que thử, nhân viên dùng kéo cắt que thử ra làm đôi, vệt kéo cắt vào giữa vị trí của vạch hóa chất xét nghiệm. Với thao tác này, 1 que thử dành cho 1 bệnh nhân đã được tách làm 2.

Quan sát kỹ có thể thấy, que thử của nhà sản xuất vạch hóa chất ở chính giữa còn que sau khi bị nhân viên y tế cắt thì vạch hóa chất lại ở mép ngoài. Vì bị cắt nhỏ nên không đủ diện tích để viết mã số bệnh nhân theo chiều ngang que thử như quy định của nhà sản xuất mà phải viết theo chiều dọc. Sau khi phù phép nhân đôi hàng loạt que thử cả HIV và viêm gan B, mẫu máu của bệnh nhân được nhỏ vào để làm xét nghiệm. Khoảng 4 tiếng sau, kết quả xét nghiệm đã được trả cho bệnh nhân.

Với phương pháp xét nghiệm này, mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân ra về với kết quả trên tay mà không hề biết rằng chỉ có một nửa số vật tư y tế được sử dụng để các kỹ thuật viên làm xét nghiệm, trong khi đó, số tiền xét nghiệm lại vẫn phải đóng đủ theo quy định.

GS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho biết theo quy định của nhà sản xuất người ta sản xuất ra test thử nhanh để đảm bảo độ chính xác. Việc những nhân viên y tế “tranh thủ” cắt đôi que thử ra thì khó đảm bảo độ chính xác.

Việc thực hiện xét nghiệm bằng các sinh phẩm được lựa chọn trong một phương cách xét nghiệm cần bảo đảm nguyên tắc: sinh phẩm sàng lọc đầu tiên phải có độ nhạy cao, các sinh phẩm bổ sung phải có độ đặc hiệu cao ưu tiên các sinh phẩm có độ nhạy cao, tránh lựa chọn các sinh phẩm có cùng nhược điểm như âm tính giả hoặc dương tính giả trong cùng một phương cách.

Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên bộ môn Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội việc cắt xé test xét nghiệm khiến sai lệch kết quả có thể xảy ra vì trong việc xét nghiệm kết quả xét nghiệm có chính xác hay không kỹ thuật viên phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất. Nhà sản xuất quy định 1 mẫu xét nghiệm sẽ dùng 1 que thử thì nên làm đúng như vậy.

PGS Luật cho biết ông chưa từng nghe ở đâu lại cắt đôi test xét nghiệm như BV Xanh Pôn Hà Nội. Khi chẩn đoán dương tính trong xét nghiệm, HIV thì theo quy định xét nghiệm đó phải được thực hiện ở 3 nơi mới có thể kết luận bệnh nhân nhiễm virus. Viêm gan B thì phải có hàng chục xét nghiệm mới đánh giá được.

Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người đang chung sống với HIV, có khoảng 110.000 người đã được tham gia chương trình điều trị ARV. Tuy nhiên, theo ước tính của Cục Phòng chống HIV/AIDS còn có khoảng 56.000 người nhiễm HIV hiện vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình.

Theo báo cáo thống kê, hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện, trong đó có khoảng 12.000-13.000 ca nhiễm HIV mới phát hiện. Việc bớt xén test xét nghiệm này dù chưa được thống kê, đánh giá mức độ sai số nhưng điều này cũng gây nguy hiểm cho người bệnh.

Quy trình test HIV được đưa ra bước đầu lấy bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương.

Nhân viên huyết học hoặc kỹ thuật viên sinh hóa sẽ lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống serum hoặc ống EDTA, ly tâm 3000 vòng/phút trong 5 - 10 phút.

Trước khi xét nghiệm để sinh phẩm ổn định ở nhiệt độ phòng (18-30°C) khoảng 15 - 30 phút. Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

Sau đó lấy que thử phù hợp với số lượng mẫu cần xét nghiệm, ghi tên hoặc mã bệnh nhân vào vùng viết mã, bóc bỏ tấm vỏ bọc bảo vệ, để que thử trên mặt phẳng khô sạch. Nhỏ mẫu thử: Cho 50 µl mẫu bệnh phẩm vào vị trí đặt mẫu. Sau 15’ đọc kết quả và không đọc kết quả quá 60 phút.

Kiểm tra chất lượng mẫu thử: Để đảm bảo giá trị xét nghiệm, vạch control phải xuất hiện. Nếu vạch control không chuyển sang màu đỏ hay hồng, test xét nghiệm này không có giá trị và cần phải thực hiện lại xét nghiệm.

Mẫu không phản ứng: Chỉ có một vạch màu hồng ở vùng contron → Trả kết quả “Âm tính” cho người bệnh.

Mẫu phản ứng: Xuất hiện 1 vạch màu hồng ở vùng Contron và 1 vạch màu hồng ở vùng patient, đọc kết quả: Determine HIV “Dương tính” → làm bổ sung Serodia HIV→ tách mẫu gửi khẳng định

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/cat-doi-que-xet-nghiem-hiv-bot-xen-vat-tu-nguy-hiem-the-nao-post324582.info)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY