Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Lá Gai, cây gai và những bài Thuốc chữa bệnh

Cây gai Rễ củ gai có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Có tác dụng cầm máu, an thai, mát máu, lợi tiểu. Lá gai có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết (Cầm máu), tán ứ, lợi tiểu. Đặc biệt Rễ cây gai chữa động thai, an thai, đau bụng khi mang thai cực kỳ hiệu quả.
Hình ảnh cây gai

Cây gai có tên khoa học Boehmeria nivea (L). Gaud. Thuộc họ Gai Urticaceace. Còn gọi là cây lá gai, gai làm bánh, gai tuyết, trữ ma, bẩu pán (Tày), co pán (Thái), chiều đủ (Dao). Rễ củ gai còn có tên gọi là trữ ma căn. Nhân dân ta thường dùng lá gai làm bánh, là đặc sản của nhiều vùng quê đất Việt. Ngoài ra củ gai hay còn gọi là rễ củ gai làm Thuốc chữa bệnh.

Lá cây nhỏ, cao 1 - 2 m. Thân cứng hóa gỗ ở gốc. Lá hình trái xoan hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa, mọc so le, dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8 cm. Cụm hoa đơn tính mọc ở kẽ lá. Qủa bế hình quẻ lê.

Tìm hiểu thêm về cây Gai tại đây: Cây dược liệu cây Gai, gai làm bánh, Gai tuyết - Boehmeria nivea (L.) Gaudich

Theo y học cổ truyền:

Rễ củ gai có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Có tác dụng cầm máu, an thai, mát máu, lợi tiểu... Thường được dùng để chữa động thai chảy máu, viêm nhiễm sưng tấy, đái đục, đái ra máu. Chu Đan Khê, một danh y cổ cho rằng rễ củ gai có tác dụng đại bổ âm, lại có tác dụng hành trệ huyết, tức là lấy bổ mà hành trệ vậy!

Lá gai có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết (Cầm máu), tán ứ, lợi tiểu. Thường được dùng để chữa phù thũng, đi tiểu ra máu...

Rễ cây gai tươi giúp phụ nữ an thai

Một số bài Thuốc nam thường dùng:

* Chữa động thai (thai nhiệt đau bụng, chảy nước vàng đỏ ri rỉ, hay động thai rong huyết):Rễ củ Gai 50 - 70g sắc uống. Nếu ra máu thêm Huyết dụ 20g sao đen. (Theo Nam dược thần hiệu)

* Chữa viêm, sa tử cung: Rễ gai bánh 30g, Bồ công anh, quả Kim anh, lõi cây Móc (sát gốc), mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

* Chữa phụ nữ có thai phù thũng, đái đục, tê thấp đau mỏi, ỉa lỏng kém ăn: Rễ Gai bánh , Tỳ giải, rễ Bo bo đều 25g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.

* Chữa động thai ra máu: Rễ củ Gai 20g, lá Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

* Chữa các chứng ngũ lầm (đái buốt, đái dắt, đái ra máu....): Rễ củ Gai, Bông mã đề mỗi vị 30g, Hành tươi 3 nhánh. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.

* Chữa đái ra máu: Rễ củ Gai 30g, Hoa hòe sao đen 10g, hạt Danh dành sao đen 10g. Sắc uống ngày một thang.

* Chữa bị thương chảy máu: Lá Gai phơi khô tán bột rắc lên vết thương.

* Chữa hen suyễn: Rễ củ Gai và đường cát nấu nhừ, nhai nuốt nước.

* Chữa rắn cắn: Rễ củ Gai tươi, giã nát, chườm vào vết cắn.

* Chữa mụn nhọt mưng mủ:

- Lá Gai tươi, lá Phù dung tươi. Gĩa nát, đắp lên mụn nhọt. Có tác dụng làm chóng vỡ mủ.

- Rễ củ Gai tươi lượng vừa đủ. Gĩa nát, đắp lên mụn nhọt

* Chữa hóc xương: Rễ củ Gai giã nát vắt lấy nước nhỏ vào miệng, nuốt nước dần.

* Chữa lòi dom: Rễ củ Gai sắc uống, bên ngoài dùng rễ hoặc lá Gai tươi giã nát đắp tại chỗ.

* Chữa mề đay: Rễ củ Gai nấu nước tắm hằng ngày.

Tham khảo thêm các bài Thuốc khác cũng dùng dược liệu từ Rễ cây gai: Các bài Thuốc đông y chữa bệnh có rễ cây gai

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-la-gai-cay-gai-va-nhung-bai-thuoc-chua-benh)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY