Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây mắc kẹn - Ép dầu

Cây nhỏ cao 3 - 5cm. Lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dài 20cm, rộng 6cm, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng

Còn gọi là bàm bàm, ma keyeng, may kho, marronier.

Tên khoa học Aesculus sinensis Bunge.

Thuộc họ Bồ Hòn Sapindaceae.

Mô tả cây

Cây mắc kẹn

Cây nhỏ cao 3 - 5cm. Lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dài 20cm, rộng 6cm, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng, mọc thành chùy hình tháp, chiều dài vượt quá lá.

Khi cây được 4 - 5 tuổi thì bất đầu ra quả. Một cây trưởng thành có thể cho mỗi năm 20 - 25kg quả. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 9 – 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mắc ken mọc hoang và được trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất tại những vùng có núi đá vổi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Tây, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Còn mọc ở Lào, Hoa Nam Trung Quốc. Tại Hà Nội một số phố có trồng làm cây bóng mát.

Người ta dùng quả mắc kẹn để ăn và ép dầu, vỏ cây dùng duốc cá.

Thành phần hóa học

Trong hạt mắc ken có 36% tinh bột, 27 - 30 dầu và saponin.

Dầu mắc kẹn là một thứ dầu gồm hai phần, phần đặc ở nhiệt độ 22°C và phần lỏng. Phần đặc chiếm hơn 10% gồm tristearin chảy ở 69 - 700C, khi xà phòng hóa cho axit stearic, có độ chảy 6805.

Phần lỏng có chỉ số xà phòng 202; chỉ số iốt 67,5; chỉ số axit 51. Bã sau khi ép bỏ dầu và loại saponin có thể dùng cho lên men.

Công dụng và liều dùng

Vỏ cây mắc ken được dùng để duốc cá do thành phần saponin trong đó. Bã hạt sau khi ép dầu cũng có thể dùng.

Hạt mắc ken được dùng ép dầu, dầu này có thể dùng làm xà phòng cứng rất tốt.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuoccodoc/cay-mac-ken/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY