Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây sầu đâu rừng

Tôi thường nghe nói về lá sầu đâu, cây sầu đâu, nhưng không biết cây mọc như thế nào, ở đâu và tác dụng chữa bệnh của cây ra sao? Xin bác sĩ giải thích công dụng và chỉ dẫn cho cách dùng.

(Hoàng Văn Hoan - Quảng Trị)

Còn gọi là cây cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An). Tên khoa học Brucea javanica (L) Merr (Brucea sumatrana Roxb).

Thuộc họ thanh thất Simaruba-ceae.

Cây rừng cho vị nha đảm tử (Fructus Bruceae hay Brucea hoặc Semen Bruceae) còn gọi là khổ luyện tử hay khổ sâm hay quả xoan đâu rừng là quả khô của cây rừng.

Chớ nhầm quả này với quả xoan Melia azedarach L. thuộc họ xoan (Meliaceae) người ta lấy gỗ làm nhà, vỏ rễ để trị giun, người ta cũng gọi quả xoan là khổ luyện tử.

Cây sầu đâu rừng nhỏ, cao độ 1,60 đến 2,5m, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xẻ lông chim không đều, 4 - 6 đôi lá chét. Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim.

Cây sầu đâu rừng mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảnh Bình, Quảng Trị, Huế… đâu cũng có. Chưa được tổ chức trồng. Nhưng ngay với nguồn mọc hoang dại, hiện nay mỗi năm tổ chức tốt, ta cũng có thể thu mua được 3 - 5 tấn. Quả chín hái về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất, không phải chế biến gì khác. Quả khô bảo quản hàng 10 năm gần như không hỏng và không giảm tác dụng. Mùa thu hái từ tháng 8 đến tháng 12.

Tính vị theo Đông y: Vị đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng. Tác dụng táo thấp (làm khô cái ẩm ướt), sát trùng. Chữa sốt rét, những người tỳ vị hư nhược nôn mửa cấm dùng. Đây là một loại Thu*c lỵ đã được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới: Tại Việt Nam, vị Thu*c được ghi với tên “xoan rừng” trong bộ Nam dược thần hiệu của Tuệ tĩnh (thế kỷ 17), tại Trung Quốc vị Thu*c lần đầu tiên thấy được ghi với tên nha đảm tử trong Bản thảo thập di của Triệu Học Mẫn (1765).

Cách dùng: Ngày dùng 10 - 14 quả, có thể tới 20 quả, tán nhỏ, làm thành viên 0,10g toàn quả hoặc 0,02g nhân đã khử dầu mà uống. Uống liền 3 - 4 ngày đến một tuần lễ.

Thường chỉ 1 - 2 ngày là khỏi. Nhưng nên uống liền trong 5 - 7 ngày cho hết hẳn. Có thể bỏ vỏ, ép hết dầu vì dầu có tính chất kích thích, gây nôn và tiêu lỏng. Ngoài công dụng chữa lỵ, nha đảm tử còn có tác dụng chữa tiêu lỏng, viêm ruột thừa, chữa sốt rét.

Có thể dùng dưới dạng thụt: Lấy 20 - 30 hạt giã nhỏ, ngâm vào 200ml dung dịch 1% Natri bicacbonat, sau 1 - 2 giờ lọc lấy nước thụt giữ.Nha đảm tử có độc, uống quá liều có thể gây đau bụng, nôn mửa, kém ăn, người mệt. Khi thụt thì ít hiện tượng độc hơn. Dùng uống với liều kể trên thường không xảy ra hiện tượng độc nào, hoặc chỉ thấy nôn nao, buồn nôn, ngừng Thu*c sẽ hết ngay.

Để chữa sốt rét: Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Mỗi lần uống 1g quả. Uống liền 4 - 5 ngày. Phụ nữ có thai vẫn dùng được.

Viên nha đảm tử 5mg: Trẻ 1 tuổi: Ngày 2 - 4 viên; 2 tuổi: ngày 3 - 6 viên; 3 tuổi: ngày 4 - 8 viên; 4 tuổi: ngày 5 - 10 viên; trên 4 tuổi: dùng viên nha đảm từ 20mg, ngày 5 - 10 viên. Có thể uống 15 - 20 viên, chia làm nhiều lần uống, mỗi lần 1 - 2 viên.

GS. ĐỖ TẤT LỢI

((Theo Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cay-sau-dau-rung-n157125.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY