Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Ceftazidime Panpharma - Thuốc kháng sinh beta lactam

Nếu xảy ra sốc, phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, sốt, phù mạch và mẫn cảm (co thắt phế quản hoặc hạ huyết áp): ngừng dùng Thuốc. Nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn cảm giác, lạt lưỡi. Run, giật run cơ, co giật và bệnh não đối với bệnh nhân suy thận.

Thành phần

Ceftazidime pentahydrate.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn nặng: nhiễm khuẩn hô hấp, tai-mũi-họng, tiết niệu, da và mô mềm, đường tiêu hóa, mật và nhiễm trùng vùng bụng, nhiễm khuẩn xương khớp.

Nhiễm khuẩn do thẩm phân trường hợp thẩm phân máu, thẩm phân màng bụng và thẩm phân màng bụng liên tục.

Liều dùng

Người lớn: 0.5 - 2 g/lần, ngày 2 - 3 lần tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Phần lớn nhiễm khuẩn: 1 g/lần cách nhau 8 giờ hoặc 2 g/lần cách nhau 12 giờ.

Nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn nhẹ: 500 mg hoặc 1 g cách nhau 12 giờ.

Nhiễm khuẩn nặng, tổn thương hệ miễn dịch, giảm bạch cầu trung tính: 2 g/lần cách nhau 8 - 12 giờ hoặc 3 g/lần cách nhau 12 giờ.

Bệnh xơ nang, nhiễm khuẩn phổi do Pseudomonas: 100-500 mg/kg/ngày 3 lần hoặc 9 g/ngày.

Trẻ em: 30-100 mg/kg ngày 2 hoặc 3 lần.

Tổn thương hệ miễn dịch, bệnh xơ nang hoặc viêm màng não: 150 mg/kg/ngày 3 lần (tối đa 6 g/ngày).

Trẻ sơ sinh: 25 - 60 mg/kg/ngày 2 lần.

Người già: không vượt quá 3 g.

Người suy chức năng thận: dùng 1 g Ceftazidime, đánh giá lại chức năng thận để xác định liều dùng thích hợp.

Cách dùng

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Thuốc/cephalosporine và penicillin.

Thận trọng

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng cephalosporin, penicillin hoặc Thuốc khác.

Bệnh nhân suy thận nặng.

Bệnh nhân ăn qua tĩnh mạch hoặc nuôi qua ống thông, người già hoặc người bị kiệt sức.

Chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai khi lợi ích điều trị cao hơn rủi ro.

Phụ nữ đang cho con bú.

Phản ứng phụ

Nếu xảy ra sốc, phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, sốt, phù mạch và mẫn cảm (co thắt phế quản hoặc hạ huyết áp): ngừng dùng Thuốc.

Nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn cảm giác, lạt lưỡi. Run, giật run cơ, co giật và bệnh não đối với bệnh nhân suy thận.

Giảm tỷ lệ thể tích huyết cầu, giảm bạch cầu hạt, huyết cầu tố, tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin.

Hiếm gặp: buồn nôn, nôn, biếng ăn, viêm đại tràng màng giả, xuất huyết tiêu hóa.

Viêm phổi mô kẽ hoặc hội chứng PIE.

Bội nhiễm (viêm miệng hoặc nấm Candida).

Thiếu Vitamin K như giảm prothrombin huyết, dễ bị xuất huyết hoặc thiếu vit nhóm B như: viêm lưỡi, biếng ăn, viêm dây thần kinh.

Thỉnh thoảng đau hoặc viêm khớp.

Trình bày và đóng gói

Bột pha tiêm: 1 g x hộp 10 ống; 25 ống.

Nhà sản xuất

Panpharma.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/c/ceftazidime-panpharma/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY