Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc bé mới ốm dậy như thế nào?

Các bé sau khi ốm dậy thường bị sút cân, cơ thể yếu ớt và biếng ăn. Trên thực tế, trẻ vừa mới trải qua một thời kỳ khó khăn, mệt mỏi vì phải chống đỡ lại bệnh tật.
Con gái tôi 3 tuổi, cháu rất hay ốm và mỗi lần như thế cháu lại sút cân (vì chẳng chịu ăn uống gì cả, mặc dù tôi luôn thay đổi món ăn cho bé). Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chăm sóc bé">chăm sóc bé khi ốm để không bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Phạm Thúy Hằng (thuyhang@gmail.com)

Các bé sau khi ốm dậy thường bị sút cân, cơ thể yếu ớt và biếng ăn. Trên thực tế, trẻ vừa mới trải qua một thời kỳ khó khăn, mệt mỏi vì phải chống đỡ lại bệnh tật. Cơ thể bé còn yếu và mọi cơ quan, chức năng, tất nhiên không loại trừ cả hệ tiêu hóa của trẻ cũng còn đang rất mệt mỏi và ít hoạt động. Trẻ lúc này thường không có cảm giác thèm ăn, ngại ăn những loại thực phẩm rắn và lười tiêu hóa. Vì vậy, các mẹ hãy tạm thời không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ăn bổ dưỡng và khó tiêu hóa. Có thể cho bé ăn những thức ăn bổ dưỡng dạng lỏng như bột hoặc cháo tùy theo độ tuổi của bé. Thay vì ép trẻ ăn nhiều trong mỗi bữa, mẹ hãy cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày và số lượng cho từng bữa ít đi. Mỗi bữa ăn cho trẻ cần giàu chất dinh dưỡng hơn và mẹ nên nấu loãng cho bé dễ ăn. Khi trẻ ốm sốt, hay sau khi ốm dậy cơ thể thường mệt mỏi, mất hoặc thiếu nước. Vì thế bạn cần cho bé uống nhiều nước. Trẻ bị tiêu chảy nên tránh cho ăn những thức ăn có chứa nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra, cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, bị sổ mũi cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để trẻ có thể bú mẹ và ăn uống bình thường.

BS. Phạm Minh Nguyệt

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cham-soc-be-moi-om-day-nhu-the-nao-n133030.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY