Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng Thu*c độc gan.

Mục đích

Phòng tránh hôn mê gan.

Phòng tránh nguy cơ chảy máu.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Phòng tránh các tổn thương da.

Đảm bảo chế độ hoạt động thể lực hợp lý.

Hỗ trợ thực hiện an toàn các thủ thuật.

Chuẩn bị

Nơi thực hiện

Phòng bệnh hoặc buồng thủ thuật.

Dụng cụ

Máy đo huyết áp, đồng hồ đếm mạch, nhiệt kế.

Cân, thước dây, chai có vạch đo thể tích.

Máy monitoring theo dõi (mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2) nếu bệnh nhân nặng hoặc cần làm các thủ thuật.

Nếu có làm thủ thuật: chuẩn bị dụng cụ tuỳ theo từng thủ thuật.

Nhân viên

Điều dưỡng viên.

Các bước tiến hành

Phòng tránh hôn mê gan

Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng Thu*c độc gan.

Cần thông báo ngay cho bác sỹ khi có các rối loạn ý thức (lẫn lộn, rối loạn hành vi...) hoặc hôn mê, run chân tay.

Nếu hôn mê gan

Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, hút đờm dãi hầu họng, đặt canuyn tránh tụt lưỡi.

Thụt tháo đại tràng nếu có xuất huyết tiêu hoá.

Thu*c nhuận tràng, kháng sinh đường ruột và các điều trị khác theo thảo luận cùng bác sỹ.

Phòng tránh nguy cơ chảy máu

Chú ý phát hiện, ghi chép và báo cáo các dấu hiệu chảy máu da, niêm mạc: chấm, mảng xuất huyết dưới da, bầm máu (nhất là xung quanh điểm tiêm,chọc tĩnh mạch), chảy máu cam, chảy máu chân răng...

Phát hiện, báo cáo và theo dõi xuất huyết tiêu hoá:

Theo dõi số lượng, màu sắc chất nôn và phân.

Theo dõi sát các dấu hiệu sống: ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở.

Đặt bệnh nhân tại nơi an toàn, tư thế chắc chắn để phòng ngã, chấn thương.

Các động tác chăm sóc, thăm khám, thủ thuật (đo HA, chọc tĩnh mạch...) phải hết sức nhẹ nhàng tránh các sang chấn cho bệnh nhân.

Cần băng ép mạch lâu hơn sau khi tiêm truyền.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (gầy yếu, suy kiệt, phù dinh dưỡng...)và nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân.

Nên bổ xung các vitamin nhóm B, vitamin A, C, K và tuyệt đối không uống rượu.

Động viên và hỗ trợ về ăn uống cho các bệnh nhân chán ăn, mệt nhiều, suy kiệt:

Động viên và giúp cho bệnh nhân ăn.

Chú ý chọn các món ăn hợp với khẩu vị hoặc các món ăn ưa thích của bệnh nhân.

Nên chia nhỏ các bữa ăn.

Nếu bệnh nhân nôn nhiều, ăn uống quá kém: đặt xông dạ dày và bơm ăn qua xông.

Nếu bệnh nhân phù hoặc cổ trướng

Hạn chế ăn muối dưới 2 g /ngày.

Hạn chế ăn, uống nước.

Có thể phải dùng các Thu*c lợi tiểu (theo chỉ định của bác sỹ).

Đo vòng bụng hàng ngày (để theo dõi cổ trướng).

Theo dõi cân nặng hàng ngày.

Phòng tránh các tổn thương da

Giúp bệnh nhân vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế thường xuyên phòng tránh loét.

Các động tác chăm sóc trên da phải rất nhẹ nhàng tránh gây các tổn thương da.

Đảm bảo chế độ hoạt động hợp lý

Giai đoạn bệnh đang tiến triển: cho bệnh nhân nằm nghỉ, giúp bệnh nhân làm các sinh hoạt tối thiểu, hạn chế người đến thăm hỏi.

Động viên bệnh nhân hoạt động dần trở lại khi bệnh đã ổn định.

Hỗ trợ thực hiện an toàn các thủ thuật

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần cho thủ thuật và các phương tiện theo dõi. cần thiết.

Theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi làm thủ thuật.

Luôn sẵn sàng hỗ trợ bác sỹ xử trí các tình huống cấp cứu.

Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

Ghi chép hồ sơ và báo bác sỹ

Các thông số cơ bản: ý thức (thang điểm Glasgow),mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.

Các triệu chứng và biến chứng cần theo dõi và chăm sóc.

Đề xuất kế hoạch chăm sóc

Lập bảng theo dõi.

Dặn dò, hướng dẫn.

Chế độ ăn uống điều độ, kiêng rượu, hạn chế nước và muối nếu có phù.

Chế độ hoạt động vừa phải tuỳ theo thể lực, tránh bị quá mệt.

Hướng dẫn theo dõi các triệu chứng của bệnh và các nguy cơ (chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hoá, hôn mê gan...).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/cham-soc-benh-nhan-xo-gan/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY