Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Chăm sóc người bệnh Parkinson tại nhà sao cho đúng cách?

Việc chăm sóc thể chất, tinh thần đúng cách ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh Parkinson, sẽ giúp người bệnh giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

Người bệnh Parkinson không chỉ gặp các rối loạn về vận động gây run rẩy tay chân, di chuyển chậm chạp, cứng cơ khớp mà còn phải đối mặt với các triệu chứng không thuộc vận động như táo bón, nuốt nghẹn, nuốt khó, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, ảo giác, khiến cả thể chất lẫn tinh thần đều bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, nếu có một chế độ chăm sóc tốt, có thể sống khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Lưu ý chế độ ăn uống hàng ngày để giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng

Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả vào thực đơn của người bệnh Parkinson (ảnh minh hoạ)

Người bệnh Parkinson nên được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, cá vào thực đơn hàng ngày. Bởi đây là những thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất, omega - 3 có lợi cho hoạt động của hệ thần kinh, đồng thời cải thiện tâm trạng và trí nhớ.

Khi chế biến món ăn, bạn nên chọn những thức ăn dưới dạng mềm, lỏng như súp, canh hoặc cháo để dễ nuốt, dễ tiêu, dễ hấp thu hơn, giảm tình trạng nuốt nghẹn, sặc hoặc táo bón.

Mỗi ngày dành 30 phút để giúp đỡ người bệnh tập thể dục

Theo các chuyên gia cho biết, tập luyện sẽ giúp cơ bắp linh hoạt hơn, làm giảm độ cứng ở cơ khớp, từ đó giúp đi lại, cầm nắm đồ vật dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, tập thể dục thường xuyên còn giúp cơ thể giải phóng ra nhiều hormon vui vẻ endorphin. Đây là lý do khiến Parkinson thường cảm thấy phấn chấn và ngủ ngon hơn sau khi tập luyện.

Tập luyện mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh Parkinson (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, Parkinson di chuyển rất chậm chạp và dễ bị té ngã, do đó, bạn hãy nhẫn nại hơn với họ và đặc biệt chú ý những điều sau:

- Để bước từng bước một, không nên giục họ đi nhanh hay tỏ ra khó chịu nếu họ đi chậm. Bạn có thể đỡ, dìu hay sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để làm điểm tựa khiến họ yên tâm hơn.

- Khi cần xoay người lại, bạn nên hướng dẫn đi thành đường cung tròn thay vì xoay người đột ngột.

- Tránh yêu cầu người bệnh đi lùi vì khả năng giữ thăng bằng của họ không bình thường như bạn.

- Bạn có thể đưa người thân đi dạo, tập luyện dưới ánh nắng sớm để tăng sự tổng hợp vitamin D, giúp xương chắc khỏe hơn.

Nên sắp xếp lại đồ đạc để người bệnh Parkinson hạn chế té ngã, chấn thương

Nhà cửa nên được sắp xếp cho phù hợp khi ai đó trong gia đình bạn bị Parkinson. Các đồ vật dễ bị dịch chuyển, trơn trượt như bàn, ghế có bánh xe, thảm trơn không nên để trong nhà đặc biệt là những nơi thường xuyên đi qua để đề phòng nguy cơ té ngã.

Phòng tắm, phòng ngủ, nhà bếp nên có tay vịn hoặc đồ vật cứng để bám. Sàn nhà nên tạo bề mặt nhám, lì để tránh trơn trượt, cầu thang cũng không nên quá cao khiến khó bước qua.

Lựa chọn các sản phẩm tốt hỗ trợ làm giảm run, co cứng cơ trong bệnh Parkinson

Chăm sóc về thể chất cho là cần thiết nhưng bên cạnh đó cần chăm sóc về tinh thần như dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện, động viên người bệnh. Đồng thời khuyến khích họ tham gia các hoạt động tập thể để tăng sự giao tiếp xã hội. Đây là “liều Thu*c” tự nhiên giúp Parkinson vượt qua những trở ngại tâm lý, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Cùng với những điều đó, sử dụng thêm các thảo dược có chứa Thiên ma, Câu đằng cũng giúp cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh chống lại quá trình thoái hóa não bộ. Từ đó hỗ trợ ngủ sâu giấc hơn, giảm tình trạng táo bón, giảm run tay, giảm co cứng và dần trả lại khả năng hoạt động bình thường khi bị Parkinson.

Kim Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-nguoi-benh-parkinson-tai-nha-sao-cho-dung-cach-n159469.html)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY