Câu hỏi trắc nghiệm y học, dược học hôm nay

Chẩn đoán đau bụng dữ dội và cổ trướng: câu hỏi y học

Xét nghiệm Ham hoặc ly giải đường sucrose không còn được sử dụng phổ biến. Các dòng tế bào vô tính bị thiếu hụt thường được phát hiện ở những bệnh nhân thiếu máu không tái tạo

CÂU HỎI

Một phụ nữ 46 tuổi hiện có đau bụng dữ dội và cổ trướng mới xuất hiện. Siêu âm Doppler cho thấy huyết khối tĩnh mạch gan. Đồng thời bệnh nhân cũng nói nước tiểu có màu trà, đặc biệt là vào buổi sáng, tái phát cùng đau bụng ngày càng nặng hơn. Ngoài ra bệnh nhân có tăng LDH máu, hemoglobin niệu, tăng hồng cầu lưới, Haptoglobin không xác định được. Máu ngoại vi không có mảnh vỡ hồng cầu. Chẩn đoán thích hợp nhất là?

A. Ung thư buồng trứng.

B. Hội chứng kháng phospholipid.

C. Thiếu máu không hồi phục.

D. Thiếu hụt yếu tố V Leiden.

E. Huyết sắc tố niệu kịch phát về đêm.

TRẢ LỜI

Sự kết hợp của tan máu trong lòng mạch (hemoglobin niệu) và huyết khối ở một vị trí bất thường (đặc biệt là ở gần các tạng trong ở bụng) nên được coi là chứng cớ để tìm kiếm bệnh huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm (PNH). PNH xảy ra do một đột biến mắc phải ở tế bào gốc dẫn đến thiếu chuỗi glycosylphosphatidylinositol trên bề mặt tế bào trong một dòng vô tính của bạch cầu hạt. Chẩn đoán được thực hiện nhờ sự giảm các thụ thể CD 55 hoặc CD 59 ở các tế bào này. Xét nghiệm Ham hoặc ly giải đường sucrose không còn được sử dụng phổ biến. Các dòng tế bào vô tính bị thiếu hụt thường được phát hiện ở những bệnh nhân thiếu máu không tái tạo. K tuyến liên quan chặt chẽ với huyết khối (hội chứng Trousseau) và có thể gây ra cổ trướng, nhưng tan máu mà không kèm thiếu máu tan máu mao mạch hiếm xảy ra tình trạng này. Những nguyên nhân khác gây ra tình trạng tăng đông ví dụ như các nguyên nhân được liệt kê ở đây nên được kiểm tra nếu PNH âm tính.

Đáp án: E.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chan-doan-dau-bung-du-doi-va-co-truong-cau-hoi-y-hoc-48215.html)

Tin cùng nội dung

  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY