Trẻ còn trong lứa tuổi đi học thường gặp những chấn thương do đánh nhau, bắn ná, đánh kiếm, bắn súng bi (đồ chơi Trung Quốc), cây chọc vào mắt, súc vật cào vào mắt... Hậu quả thường là xuất huyết nhãn cầu, thủng hay vỡ nhãn cầu. Mắt trẻ có thể bị bỏng hóa chất như vôi, acid do chúng ta bất cẩn để trong tầm tay trẻ. Bỏng do nhiệt như dầu sôi, nước sôi, nhang cũng không phải hiếm gặp... và để lại những sẹo giác mạc làm giảm thị lực vĩnh viễn.
Ngoại trừ những trường hợp chấn thương rách da mi hay đứt lệ quản, tất cả những chấn thương mắt đều để lại di chứng là giảm thị lực, và nặng hơn hết là múc bỏ mắt.
Làm sao để phòng chống? Tuyệt đối không để trẻ chơi với chó, mèo, chim nếu không có sự giám sát của người lớn. Không cho trẻ tới gần những nơi nguy hiểm như cầu thang, nhà bếp, lửa, vật nóng, ổ cắm điện... Khi bụi rơi vào mắt, không nên giụi mắt vì sẽ làm trầy kết mạc hay giác mạc. Tốt nhất là chớp mắt trong một ly nước sạch để bụi có thể trôi ra ngoài, hoặc dùng Thu*c nhỏ mắt nhỏ liên tục để dị vật trôi ra. Nếu vẫn còn cộm xốn thì nên đi khám bác sĩ ngay để lấy dị vật ra. Khi mắt đã bị chấn thương, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa ngay, để lâu sẽ không tốt.
AloBacsi.vnTheo BS Lê Thị Thanh Xuyên - Sức Khỏe & Đời SốngChủ đề liên quan:
Alobacsi.vn chấn thương chấn thương mắt chấn thương mắt ở trẻ dị vật thị lực trẻ nhỏ xử lý