Dinh dưỡng hôm nay

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em khi tiêm vaccine Covid-19

Nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm trước ngày tiêm. Cho trẻ ăn nhẹ trước tiêm, không để trẻ bị đói khi đi tiêm. Cho trẻ ăn hoa quả, uống đủ nước (sữa hoặc nước trái cây, nước dừa…). Có thể cho trẻ uống vitamin C trước tiêm...

Theo SKĐS, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn và có thể tăng cường phản ứng miễn dịch khi tiêm chủng. Vậy, trẻ nên ăn gì là tốt nhất khi tiêm vaccine Covid-19?

Trẻ tiêm vaccine Covid-19 nên ăn thực phẩm chống viêm

Các nghiên cứu đã chỉ ra một số loại thực phẩm tự nhiên lành mạnh có thể chống lại chứng viêm như: rau xanh và trái cây tươi, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, đặc biệt là cá giàu axit béo omega-3…

Theo BS. Nguyễn Hữu Châu Đức - Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế: Nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm trước ngày tiêm. Cho trẻ ăn nhẹ trước tiêm, không để trẻ bị đói khi đi tiêm. Cho trẻ ăn hoa quả, uống đủ nước (sữa hoặc nước trái cây, nước dừa…). Có thể cho trẻ uống vitamin C trước tiêm...

Loại thực phẩm đa dạng và có nhiều màu sắc như trái cây và rau củ rất giàu vitamin và khoáng chất và có tác dụng chống viêm hiệu quả. Điều này có thể do các chất chống oxy hóa có trong chúng. Những loại rau và trái cây giàu chất chống oxy hóa giúp chống viêm bao gồm: Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau chân vịt; dâu tây, dâu đen, quả việt quất, quả mâm xôi, cam, quýt…

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều loại hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tật. Bột yến mạch là loại ngũ cốc dễ ăn và là thực phẩm cung cấp calo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein. Thịt gà cũng chứa axit amin cysteine giúp phá vỡ chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Cho trẻ ăn thịt gà, cháo gà, súp gà giúp bổ sung dinh dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất và bù nước cho trẻ khi bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19.

Cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm là một nguồn cung cấp protein dồi dào và các axit béo omega-3. Cơ thể của bạn chuyển hóa các axit béo này thành các hợp chất phân giải và bảo vệ, có tác dụng chống viêm. Cá hồi là một trong những nguồn protein tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn. Thịt cá hồi mềm, dễ ăn và chứa đầy đủ protein chất lượng cao mà cơ thể cần để phục hồi.

Đặc biệt, cá hồi rất giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm mạnh có thể giúp hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn. Cá hồi cũng là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin D - loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

Sữa chua có chứa men vi sinh có lợi, là những chủng vi khuẩn có thể cư trú trong ruột, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy cho trẻ ăn sữa chua cũng rất tốt.

Thực phẩm giàu vitamin A

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của sự thiếu hụt vitamin A là giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như Covid-19. Giống như hầu hết các chất dinh dưỡng cho hệ miễn dịch, cách tốt nhất để có được vitamin A là thông qua chế độ ăn uống.

Vitamin A có trong các thức ăn nguồn gốc động vật như: trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, bầu dục, tôm… Thức ăn có nguồn gốc thực vật: các loại rau có màu xanh sẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí…); các loại củ quả có màu vàng (gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài… ) chứa nhiều beta-caroten, khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành vitamin A.

Vitamin D có lẽ được biết đến nhiều nhất với lợi ích cho sức khỏe xương, nhưng nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D là: các loại cá (cá hồi, cá thu, cá mòi); lòng đỏ trứng, sữa tăng cường vitamin D, sữa chua và sữa tươi…

Kẽm hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Thiếu kẽm có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt bò, thịt gà, hàu, cua, hạt bí ngô, sữa chua, hạt điều, đậu xanh…

Khi nói đến việc chống lại nhiễm trùng không thể bỏ qua nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Khả năng tăng cường miễn dịch, chống lại nhiễm trùng của vitamin C có thể liên quan đến các đặc tính chống oxy hóa của nó. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: trái cây có múi, ớt chuông, dâu tây, dưa lưới, bông cải xanh, cà chua…

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/che-do-dinh-duong-cho-tre-em-khi-tiem-vaccine-covid-19-5684161.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY