Dinh dưỡng hôm nay

Chế độ dinh dưỡng giúp mau liền xương

Hiện nay, tình trạng gãy xương xảy ra khá phổ biến do T*i n*n giao thông và T*i n*n lao động bất ngờ gặp phải.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng là đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cân bằng: đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành...); chất béo (dầu thực vật, mỡ cá...); nhóm bột đường (cơm, khoai củ...). đặc biệt để tái tạo được tổ chức xương mới nơi bị gãy, cơ thể có nhu cầu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng chủ yếu là các vi chất như canxi, magie, kẽm, phospho, axit folic, vitamin b6, vitamin b12...

Khi bị gãy xương, đặc biệt là xương chân, cơ thể chúng ta cần một lượng protein và canxi lớn để xương nhanh hồi phục. Để canxi được hấp thụ dễ dàng thì vitamin D đóng vai trò quan trọng. Để giúp protein chuyển canxi tới khung xương một cách hiệu quả giúp xương nhanh hồi phục thì cần có vitamin K. Do đó, để xương nhanh liền, cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin D, K, canxi, protein, kẽm, magie...

Chế độ dinh dưỡng giúp mau liền xương

chế độ dinh dưỡng giúp mau liền xương

Các dưỡng chất giúp mau liền xương có trong thực phẩm nào?

canxi: là một trong những thành phần dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp của con người. để xương được liền lại nhanh chóng, người bệnh cần bổ sung một lượng lớn canxi giúp tái tạo xương hiệu quả. ngoài ra, canxi còn giúp xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các thực phẩm chứa nhiều canxi như cá hồi, cá mòi, sữa tươi, phô mai, sữa chua, bắp cải, hạt vừng... có hàm lượng canxi dồi dào, đặc biệt phù hợp cho người đang điều trị gãy xương. Ngoài ra, bệnh nhân bị gãy xương có thể bổ sung canxi bằng cách uống sữa tươi mỗi ngày.

Vitamin B6 và B12: Vitamin B6 có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành khung xương. Bên cạnh đó, vitamin B12 còn hỗ trợ các tế bào xương hoạt động tích cực. Những bệnh nhân đang chữa trị xương khớp, đặc biệt là gãy xương có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như thịt bò, cá hồi, cá thu, tôm, trứng, sữa,...

Đây là những loại thức ăn bổ sung vitamin hiệu quả giúp xương hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, người bị gãy xương cũng nên bổ sung các loại trái cây và rau xanh như : ớt chuông, súp lơ, cà chua, đu đủ, xoài, dưa và các loại đậu. Đây không những chỉ là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do giúp xương nhanh lành.

Magie, phospho: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, các loại thực phẩm chứa thành phần magie, phospho có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị gãy xương. Sau canxi, magie được xem là chất quan trọng có thể tham gia quá trình cấu tạo xương, giúp hồi phục vùng xương bị gãy. Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều magie như cá thu, cá trích, cá chép, tôm, sữa, ngũ cốc, rau xanh, hạnh nhân...

Bên cạnh đó, phospho cũng là khoáng chất cần thiết cho xương bị gãy. Phospho chứa nhiều trong các loại thực phẩm như: lòng đỏ trứng gà, gan bò, pho mát, yến mạch, hạt óc chó. Với những loại thực phẩm chứa nhiều phospho, khuyến cáo bệnh nhân nên chia đều ra ăn hàng ngày, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm.

Axit folic: Là một dạng của vitamin B, có tác dụng đưa oxy nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể của con người. Chính vì tác dụng này của axit folic mà các bác sĩ khuyến khích người bệnh gãy xương tích cực bổ sung axit folic cho cơ thể để dễ dàng kiểm soát quá trình hồi phục, tái tạo xương khớp hiệu quả.

Nhờ thành phần này, các mạch máu ở xương nhanh chóng được tái tạo và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng giúp xương bị gãy nhanh chóng phục hồi. axit folic đặc biệt có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây như: cải bó xôi, măng tây, đậu bắp, chuối, cam, quýt và các loại đậu...

Kẽm: Là một trong những chất khoáng vi lượng rất cần thiết cho sinh vật và sức khỏe của con người, giống như vitamin, kẽm là chất rất quan trọng, không thể thiếu của cơ thể. Đây là một trong những thành phần có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động mạnh mẽ để tăng cường hấp thụ canxi. Một số nghiên cứu cho thấy, kẽm giúp xương khớp được tái tạo và phục hồi nhanh hơn, hạn chế được tình trạng loãng xương.

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như:  thịt bò, gà, tôm, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, tỏi... Đây là những loại thực phẩm bổ sung kẽm vô cùng hiệu quả có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của người bị gãy xương. Do đó, bệnh nhân có thể tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

Những thực phẩm không nên ăn

Đồ uống có cồn và các chất kích thích, trà đặc, nước ngọt có ga, sôcôla là những thứ không nên sử dụng trong thời gian xương gãy chưa hồi phục.

Các thức ăn nhiều mỡ cũng làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể vì chất béo sẽ kết hợp với canxi tạo nên một dạng chất bọt không hấp thụ và bị thải ra ngoài.

Trong quá trình chữa bệnh, ngoài việc tuân thủ điều trị theo bác sĩ ngoại khoa, nếu biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường thể lực và sức đề kháng, hạn chế các tác dụng phụ... từ đó, phần nào sẽ mang lại tâm lý thoải mái cũng như sẵn sàng một sức khỏe tốt giúp người bệnh có niềm tin chống lại bệnh tật, quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.

BS. Nguyễn Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/che-do-dinh-duong-giup-mau-lien-xuong-n179807.html)
Từ khóa: dinh dưỡng

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY