Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chớ coi thường đột quỵ ở trẻ em

Thấy con khỏe mạnh nhưng lâu lâu lại than nhức đầu, cha mẹ tưởng chơi nhiều nên say nắng nên không đưa đi kiểm tra. Không ngờ con bị dị dạng mạch máu bẩm sinh.

Ngày 13/6, Bệnh viện (BV) Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ cho biết, vừa điều trị thành công trường hợp bé gái tên L.K.N (10 tuổi, quê ở Hậu Giang) trong tình trạng xuất huyết não.

Theo lời mẹ của N, trước khi đột quỵ, bé N đang đi học bình, đột ngột có những biểu hiện đau đầu dữ dội và ói. Cô giáo ngay lập tức gọi cho phụ huynh đến đón.

Hình ảnh mạch máu não trước khi can thiệp (ảnh: BVCC)

“Lúc đó mặt bé bắt đầu tái xanh, miệng nói lấp bấp, đỡ đi gần nhưng chân của con không còn đứng vững được nữa. Tôi nghĩ ngay con mình chắc là bị não rồi, phải đưa đến bệnh viện lập tức. Phải thật bình tĩnh, tôi chỉ có duy nhất một đứa con gái, không thể nào mất con được” – người mẹ nói.

Sinh ra và lớn lên như bao đứa trẻ khác, N phát triển mạnh khoẻ, học giỏi, không có bất kỳ bất thường nào. Tuy nhiên từ lúc 5 tuổi, bé lâu lâu hay kêu nhức đầu, nghĩ con gái mình chỉ do đi nắng rồi nhức đầu, rồi con bé nghỉ ngơi lát là khoẻ lại bình thường nên ba mẹ không dẫn đi kiểm tra.

Đến sis cần thơ, bé n được đưa vào kiểm tra tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não, sau khi hội chẩn các bác sĩ rút ra kết luận bé bị dị dạng mạch máu não bẩm sinh, phương pháp điều trị tốt nhất cho bn lúc này là can thiệp nội mạch bằng công nghệ dsa. sau khi được can thiệp, bé n tỉnh, da niêm hồng.

và sau khi can thiệp (BVCC)

Ts.bs trần chí cường, giám đốc bv đa khoa quốc tế sis cần thơ chia sẻ, đột quỵ ở trẻ em phần lớn là xuất huyết não; nguyên nhân do vỡ dị dạng mạch máu bẩm sinh và không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc một số ít có biểu hiện đau đầu, co giật, động kinh.

“khi xảy ra đột quỵ ở trẻ em, thì ngày nay sẽ điều trị theo phương pháp can thiệp nội mạch dsa, ít xâm lấn. đặc biệt là điều trị được những vùng não sâu mà phẫu thuật không mổ tới. ngoài ra sau can thiệp trẻ nhỏ bảo tồn được phần lớn chức năng, không để lại bất kỳ vết sẹo nào. khác với phẩu thuật mổ hở hồi trước, việc phẫu thuật để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí là tổn thương tâm lý đến các bé còn nhỏ tuổi” – bs cường cho biết.

Ca phẫu thuật dị dạng mạch máu não thành công (ảnh: BVCC)

Cũng theo BS Cường, việc cuối cùng quan trọng đã giúp các bác sĩ can thiệp cho bé thành công chính là đảm bảo nguyên tắc “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ.

Vì vậy khi trẻ có triệu chứng đau đầu, co giật, động kinh… cần sớm cho trẻ đi tầm soát và để tầm soát tốt mạch máu não cho trẻ, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. mri 3 tesla sử dụng từ trường (lực hút nam châm) là thiết bị tầm soát an toàn nhất, đưa ra hình ảnh rõ nét sớm phát hiện các dị dạng mạch máu để kịp thời điều trị ngăn ngừa đột quỵ.

Phi công người Anh hai tay hoạt động gần bình thường, tối vẫn phải thở máy

Sáng 13/6, tin từ Tiểu ban điều trị cho biết, phi công người Anh đã vận động hai chi trên dần hồi phục về mức bình thường. Tiếp xúc tốt, sức cơ 2 chân còn yếu. Bệnh nhân còn khó thở khi gắng sức, hiện đang tập cai máy thở, thời gian bỏ máy tập thở dài hơn, nhưng tối vẫn cần thở máy hỗ trợ để giảm tình trạng yếu cơ.

Dùng dạ dày tạo hình thực quản cho người đàn ông Hải Phòng mắc 2 bệnh ung thư

Năm 2019, anh h. (50 tuổi ở quận lê chân, hải phòng) đã phẫu thuật điều trị ung thư amidan tại bệnh viện k trung ương. một năm sau, khi khám sức khỏe tầm soát ung thư, bệnh nhân được bác sỹ chẩn đoán mắc ung thư thực quản.

Người phụ nữ Sơn La mang bướu giáp khổng lồ suốt 10 năm

Ca bệnh bướu cổ 'khủng' vừa được các bác sĩ bệnh viện nội tiết trung ương phẫu thuật là chị c.t.m (57 tuổi), sinh sống tại huyện phù yên, tỉnh sơn la. kết quả chị m. được chẩn đoán basedow – bướu giáp khổng lồ và được chỉ định phẫu thuật.

Vì sao trẻ bị bỏ quên trên ô tô lại tổn thương não, hôn mê, Tu vong?

Theo một nghiên cứu từ mỹ, cơ thể trẻ em nóng lên nhanh gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. khi bị bỏ lại trong một chiếc xe hơi nóng, các cơ quan trong cơ thể của một đứa trẻ bắt đầu ngừng hoạt động khi nhiệt độ đạt tới 40 độ c. một đứa trẻ có thể Tu vong khi nhiệt độ cơ thể đạt ngưỡng trên 41.6 độ c.

Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/cho-coi-thuong-dot-quy-o-tre-em-1672692.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY