Sức khỏe hôm nay

Chớ coi thường nhiễm khuẩn sau sinh

Nhiễm khuẩn sau sinh mà ta thường gọi là nhiễm khuẩn hậu sản là tai biến hay gặp nhất trong 5 tai biến sản khoa.
nhiễm khuẩn sau sinh mà ta thường gọi là nhiễm khuẩn hậu sản là tai biến hay gặp nhất trong 5 tai biến sản khoa. Hiện nay, nhờ có kháng sinh cũng như điều kiện sinh hoạt được nâng cao nên nhiễm khuẩn sau sinh nặng cũng được cải thiện nhưng vẫn gặp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh

Tất cả các vi khuẩn thông thường: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí... đều có thể gây bệnh. Chúng thường xuyên có mặt ở môi trường xung quanh ta, khi gặp điều kiện thuận lợi (như khi thăm khám đỡ đẻ, làm các thủ thuật sản khoa mà tay và dụng cụ không tiệt khuẩn), chúng xâm nhập cơ thể qua các tổn thương sây sát ở âm hộ, *m đ*o hoặc vùng rau bám ở đáy tử cung. Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ tùy theo sức khỏe của sản phụ, tùy theo độc tính của loại vi khuẩn (thường tụ cầu vàng có đặc tính cao) và tính kháng kháng sinh của chúng tùy theo bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.

Dấu hiệu nhận biết

Tùy theo vị trí cư trú của vi khuẩn gây bệnh, chúng ta có thể gặp các hình thái nhiễm khuẩn sau:

Nhiễm khuẩn ở vùng tầng sinh môn, âm hộ làm cho vùng này phù nề, sưng to, vết khâu tầng sinh môn có mủ.

Nhiễm khuẩn ở *m đ*o, cổ tử cung làm cho sản phụ ra rất nhiều dịch có mùi hôi, khi thăm khám sản phụ rất đau đớn.

Nhiễm khuẩn ở tử cung tuy gặp ít nhưng nặng hơn, sản phụ ra nhiều dịch có mùi hôi thối, có khi ra máu, khi khám tử cung rất đau mỗi khi đụng tới.

Nhiễm khuẩn phần phụ (vòi trứng, buồng trứng, các dây chằng) diễn biến thường kéo dài, dễ thành mạn tính nếu không điều trị đến nơi đến chốn.

Viêm phúc mạc tiểu khung và viêm phúc mạc toàn bộ nếu vi khuẩn từ bộ máy Sinh d*c xâm nhập tiểu khung và ổ bụng. Đây là hình thái rất nguy hiểm, phải mổ dẫn lưu mủ, dễ để lại di chứng sau mổ.

Viêm tắc tĩnh mạch tiểu khung hay tĩnh mạch chi dưới làm cho chân bị phù to, nóng và đau. Hình thái này có thể gây Tu vong đột ngột nếu cục máu đông di chuyển lên tim gây nhồi máu cơ tim, lên não gây nhồi máu não, đến phổi gây tắc mạch phổi.., do đó phải sớm cố định và băng ép chi bị viêm tắc.

Ngoài ra, vi khuẩn có thể từ cơ quan Sinh d*c đi thẳng vào máu gây nhiễm khuẩn huyết - một hình thái nặng khó điều trị, Tu vong rất cao.

Làm gì khi bị nhiễm khuẩn sau sinh?

Bình thường, sau khi sinh sản phụ cảm thấy dễ chịu khoan khoái, tử cung co hồi dần, sản dịch ra ít và nhạt màu dần và hết hẳn sau hai tuần. Nếu sau khi sinh 3 - 4 ngày, sản phụ sốt 38 - 39oC, tử cung co hồi chậm, sản dịch ra ít như bị ứ lại hoặc có mùi hôi, ấn vào tử cung và di động tử cung đau phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau sinh. Nếu nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm hộ, nên rửa sạch tầng sinh môn, âm hộ bằng nước sát khuẩn, cắt chỉ sớm nếu có khâu tầng sinh môn, dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân.

Nhiễm khuẩn ở *m đ*o, cổ tử cung nên dùng gạc đã tiệt khuẩn lau sạch *m đ*o, cổ tử cung hàng ngày và đặt kháng sinh trong *m đ*o.

Nếu nhiễm khuẩn ở tử cung phải nạo kiểm tra xem có sót rau, sót màng rau không.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Chị em cần phải có ý thức giữ vệ sinh trong thời kỳ mang thai, nhất là những ngày gần đẻ. Không được tắm ngâm mình trong nước hồ, ao bẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn ngoài da (mụn nhọt) nhất là ở vùng Sinh d*c thì cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị ngay. Tất cả thai phụ cần phải đến sinh con ở nhà hộ sinh xã và phải được theo dõi sau sinh tại trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc khoa sản bệnh viện. Sau khi sinh phải được theo dõi 1 - 5 ngày, nếu ổn định mới được về nhà. Khi về nhà nếu thấy có các triệu chứng bất thường (ra nhiều dịch mủ, ra máu kéo dài, sốt, đau vùng bụng dưới...) thì phải đến khám ngay ở cơ sở y tế.

Nữ hộ sinh và y sĩ khi thăm thai, đỡ đẻ, làm các thủ thuật sản khoa phải thực hiện đúng quy tắc vô khuẩn. Thật hạn chế các trường hợp phải đưa tay vào buồng tử cung (như kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo...). Trường hợp có chỉ định, phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

BS. Nguyễn Kim Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cho-coi-thuong-nhiem-khuan-sau-sinh-7858.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến. Vi khuẩn có thể từ trực tràng, ở *m đ*o, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY