Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Chồng bị liệt hai chân, vợ bệnh thần kinh, nuôi hai con nhỏ bị bại bão

MangYTe - Chồng bị chất độc màu da cam khiến đôi chân bị liệt, vợ mắc bệnh thần kinh, hàng ngày hai vợ chồng phải chật vật nuôi hai con nhỏ mắc bệnh bại não. Đó là hoàn cảnh đáng thương của gia đình anh Trần Văn Sơn (SN 1989) và chị Nguyễn Thị Nhàn (SN 1986) tru tại thôn Linh Vượng, xã Xuân Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Gia cảnh éo le

Vào những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp về thăm hoàn cảnh gia đình anh Trần Văn Sơn. Trong căn nhà nhỏ nằm cuối thôn, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người đàn ông tàn tật, gương mặt khắc khổ đang bón cho hai đứa ăn từng thìa cơm nguội.

Thấy khách lạ đến, anh Sơn tỏ ra e ngại, cố đẩy chiếc xe lăn ra sân để chào khách. Trong căn nhà tuềnh toàng, xơ xác, những đợt gió mùa thổi về kéo theo cái lạnh như cắt da, cắt thịt.

Gia đình bệnh tật nương tựa vào nhau.

Anh Sơn vốn sinh ra đôi chân đã teo tóp do di chứng chất độc màu da cam, việc di chuyển phải hoàn toàn dựa vào chiếc xe lăn đi xin được. Ông trời se duyên anh với người phụ nữ hơn tuổi vốn chậm chạp, bảo gì nghe nấy, lại cộng thêm 2 đứa con bại não nên cái đói, cái nghèo bao năm cứ bủa vây gia đình anh.

Nói về hoàn cảnh của mình, anh Sơn tâm sự: "Từ khi sinh ra, tôi không được may mắn như bao người khác, đôi chân bị co quắp. Lúc còn nhỏ, dù gia đình khó khăn nhưng vẫn cho tôi ăn học bình thường. Đến khi hết học phổ thông, muốn đi học cái nghề gì đó để sau nay lo cho cuộc sống nhưng nhìn vào đôi chân của mình, tôi lại thấy bất lực."

Năm 2013, anh Sơn được một người mai mối với chị Nhàn. Sau hơn một tháng tìm hiểu, hai người đã tổ chức đám cưới. Đám cưới hai người không được linh đình, không xe hoa, đàn nhạc mà chỉ có hai bên gia đình đến gặp mặt, tổ chức đơn sơ vỏn vẹn vài ba chục người. Tuy nhiên, đối với họ, đó là niềm vui, là may mắn hơn tất cả.

Sau đám cưới, vợ chồng anh Sơn sinh hạ được 2 con là cháu Trần Đức Đan (SN 2015) và cháu Trần Đức Duy (SN 2017). Tưởng rằng ông trời đã cho đôi vợ chồng mệnh khổ này chút niềm vui, thế nhưng những đứa con của họ chào đời đều mắc chứng bệnh bại não. Không có tiền chạy chữa cho các con nên bệnh tình hai cháu ngày càng nặng.

"Mong có thêm sức khỏe để lo cho cuộc sống gia đình"

Nhìn quanh ngôi nhà của vợ chồng anh, chúng tôi không thấy có nổi một vật dụng gì đáng giá. Chiếc ghế gỗ đã mất chân được kê tạm một cách lỏng lẻo lên cái ghế nhựa. Thứ có giá trị nhất là hai chiếc nồi điện vừa được các nhà hảo tâm mua hỗ trợ.

"Vừa qua, có anh chị trong huyện thấy gia đình nhà tôi nghèo nên xuống thăm. Họ mua sữa cho con chúng tôi, rồi còn mua cho hai chiếc nồi điện, vợ chồng tôi vui lắm" - anh Sơn chia sẻ..

Chị Nhàn bón cơm nguội cho con ăn.

Chiếc giường duy nhất của các gia đình ở góc nhà bề bộn quần áo chưa được gấp gọn. Phần vì nhà anh chỉ có 1 chiếc tủ quần áo bé tí teo, phần nữa là đồ của mọi người mới mang cho mấy bố con để mặc cho khỏi rét.

Trong lúc vợ chồng anh Sơn đang trò chuyện với chúng tôi thì hai đứa thỉnh thoảng lại khóc thét. Phần vì thiếu sữa mẹ, phần vì cơm chưa đủ no. Những lúc như thế, anh Sơn lại đẩy chiếc xe lăn về phía các con ôm ấp. Hình ảnh đó khiến chúng tôi vô cùng thương cảm.

Hàng ngày, cuộc sống vợ chồng anh Sơn chỉ dựa vào 1.400.000 đồng tiền trợ cấp người tàn tật. Hai vợ chồng anh chỉ quanh quẩn nuôi mấy chục con gà, trồng rau rồi chị Nhàn đem ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập.

Những lúc trái gió trở trời, cả gia đình lại lên cơn đau, phải nhờ hàng xóm sang lo liệu. Tiền ăn còn chưa đủ nên những lúc bệnh tật, họ đành cắn răng chịu đựng.

"Vợ chồng tôi thì khổ quen rồi nên dù có khó khăn đến đâu chúng tôi cũng chịu được, chỉ thương cho hai đứa con nhỏ, rồi không biết tương lai của chúng nó ra sao. Tôi chỉ mong có thêm sức khỏe để lo cho cuộc sống gia đình, nhưng điều đó đối với tôi bây giờ rất khó. Những lúc thay đổi thời tiết là cả nhà tôi lên cơn đau vì bệnh tật, thương vợ con nhưng tôi chẳng biết làm sao" – anh Sơn tâm sự.

Bà Phan Thị Hà (hàng xóm của anh Sơn) cho biết: "Hoàn cảnh vợ chồng Sơn trong thôn ai cũng thương tình, cả nhà tàn tật nương tựa vào nhau. Những lúc con cái Sơn ốm đau chúng tôi luôn có mặt giúp đỡ. Mẹ Sơn vì hoàn cảnh khó khăn nên đã đi làm giúp việc ở xa, chắt bóp đôi đồng gửi về nuôi con, cháu. Mong sao các nhà hảo tâm giúp đỡ hoàn cảnh gia đình Sơn bớt khổ".

Trao đổi với PV, bà Trần Thị Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Liên cho biết: "Hoàn cảnh gia đình Sơn thuộc diện hộ nghèo bấy lâu nay. Hàng tháng gia đình anh có nhận được 1.400.000 đồng tiền trợ cấp, nhưng từng đó không thể đủ trang trải cho tiền Thu*c men của 4 con người bệnh tật. Hy vọng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ để gia đình họ".

Mọi sự giúp đỡ gia đình anh Trần Văn Sơn - Mã số 536 xin gửi về:

1. Anh Trần Văn Sơn ở thôn Linh Vượng, xã Xuân Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)..

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 536

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 536

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0973990613

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số 536

Sơn Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/chong-bi-liet-hai-chan-vo-benh-than-kinh-nuoi-hai-con-nho-bi-bai-bao-20200219075040653.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nitrofurantoin tôi là Thu*c kháng khuẩn đường tiết niệu. Tôi có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu gram âm và gram dương.
  • Là một bác sĩ giỏi không may mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ Phạm Ngọc Đại vẫn đang từng ngày nén nỗi đau riêng, luôn giữ thái độ lạc quan để gửi trọn tình yêu vào công việc chữa bệnh cứu người.
  • Quyền được an tử hay trợ tử là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Những người đưa ra ý kiến phản đối hay ủng hộ đều có lý lẽ riêng của mình,
  • Hệ thống thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác và thực vật.
  • Mùa hè, thời tiết nóng nực, ra mồ hôi nhiều cộng với ô nhiễm môi trường, bụi bặm… nếu vệ sinh da không tốt sẽ là cơ hội cho bệnh nấm ngoài da phát triển hoặc gây nhiễm khuẩn da,
  • Tôi 44 tuổi, bị tăng huyết áp, uống Thuốc điều trị tăng huyết áp theo đơn của bác sĩ ngày 1 viên đã 2 năm nay.
  • Sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở thành các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ già hóa bệnh lý đã hình thành phát triển ngay từ giai đoạn tuổi chuyển tiếp và là những “buến chứng” của các chứng bệnh nội khoa.
  • Một thợ bắt rắn đã chặt đứt ngón tay của mình khi bị rắn cắn. Nhưng khi thấy con rắn đã ăn con chuột trước đó, nghĩ nọc độc đã giảm nên ghép ngón tay kia lại.
  • Em họ tôi đang là sinh viên bị T*i n*n giao thông, bây giờ sống thực vật do bị liệt tủy. Tôi muốn hỏi Mangyte liệu có hi vọng nào chữa trị được cho em tôi? Nó là con trai duy nhất nên chú thím tôi buồn lắm. Mong Mangyte cho lời khuyên, tôi cảm ơn rất nhiều! (Ánh Hoa - Nam Định)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY